Hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành hải quan phải kiểm tra những yếu tố nào?

Hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành hải quan phải kiểm tra những yếu tố nào? Việc lấy mẫu hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành hải quan được quy định ra sao? Câu hỏi của anh Quân (Vinh).

Hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành hải quan phải kiểm tra những yếu tố nào?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. “Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành” là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
...

Chiếu theo quy định này thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu dựa trên các yếu tố sau:

- Chất lượng;

- Y tế;

- Văn hóa;

- Kiểm dịch động vật;

- Kiểm dịch thực vật;

- An toàn thực phẩm.

Hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành hải quan phải kiểm tra những yếu tố nào?

Hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành hải quan phải kiểm tra những yếu tố nào? (hình từ Internet)

Việc lấy mẫu hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành hải quan được quy định ra sao?

Căn cứ khoản 2 Điều 33 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định việc lấy mẫu hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành hải quan được thực hiện như sau:

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành, việc lấy mẫu thực hiện theo quy định của pháp luật về kiểm tra chuyên ngành.

- Cơ quan kiểm tra chuyên ngành trực tiếp thực hiện việc lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại địa điểm do người khai hải quan thông báo;

+ Trường hợp lấy mẫu trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan thực hiện giám sát việc lấy mẫu trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro;

- Trước khi lấy mẫu, người khai hải quan phải thông báo cho cơ quan hải quan và cơ quan kiểm tra chuyên ngành thời gian, địa điểm lấy mẫu.

+ Việc thông báo được thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia khi đăng ký kiểm tra chuyên ngành hoặc thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

+ Người khai hải quan phải xuất trình hàng hóa để cơ quan, tổ chức kiểm tra chuyên ngành hoặc cơ quan hải quan thực hiện việc lấy mẫu;

- Khi lấy mẫu phải có đại diện của người khai hải quan. Mẫu phải được niêm phong và lập Biên bản chứng nhận việc lấy mẫu có xác nhận của người khai hải quan và cơ quan, tổ chức kiểm tra chuyên ngành;

- Trong thời hạn tối đa 10 ngày kể từ ngày cấp giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành hoặc ngày lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành trừ trường hợp pháp luật về kiểm tra chuyên ngành có quy định khác, cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan, tổ chức kiểm tra chuyên ngành có thẩm quyền phải có kết luận kiểm tra và gửi cơ quan hải quan theo quy định tại Điều 35 Luật hải quan hoặc gửi tới Cổng thông tin một cửa quốc gia trong trường hợp cơ quan kiểm tra có hệ thống công nghệ thông tin kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia để cơ quan hải quan quyết định việc thông quan hàng hóa.

+ Trường hợp quá thời hạn quy định mà cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan, tổ chức kiểm tra chuyên ngành chưa có kết luận kiểm tra chuyên ngành thì phải có văn bản nêu rõ lý do và ngày ra kết luận kiểm tra gửi cơ quan hải quan.

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành phải được lưu giữ tại đâu?

Tại khoản 3 Điều 33 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành phải được lưu giữ tại cửa khẩu, cảng xuất khẩu, nhập khẩu được thành lập trong nội địa, kho ngoại quan hoặc địa điểm kiểm tra tập trung hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và chịu sự giám sát của cơ quan hải quan cho đến khi thông quan.

Ngoài các địa điểm trên, hàng hóa được đưa về các địa điểm sau:

- Hàng hóa phải đưa về các địa điểm để kiểm dịch trong nội địa theo quy định của pháp luật về kiểm dịch;

- Trường hợp theo quy định của pháp luật cho phép đưa hàng về địa điểm khác để kiểm tra chuyên ngành hoặc người khai hải quan có văn bản đề nghị được đưa hàng về bảo quản, cơ quan hải quan cho phép đưa hàng về bảo quản nếu địa điểm lưu giữ hàng hóa là kho, bãi có địa chỉ rõ ràng, được ngăn cách với khu vực xung quanh đảm bảo việc bảo quản nguyên trạng hàng hóa.

+ Đối với một số hàng hóa nhập khẩu không thể lấy mẫu để kiểm tra chuyên ngành và chỉ có thể thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành trong nội địa, tại chân công trình theo quy định của pháp luật về kiểm tra chuyên ngành, cơ quan hải quan cho phép người khai hải quan được đưa hàng về bảo quản;

++ Người khai hải quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo quản hàng hóa cho đến khi thông quan.

Hàng hóa xuất nhập khẩu
Thủ tục hải quan
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kho CFS (Container Freight Station) là gì? Địa điểm thu gom hàng lẻ được thành lập tại địa bàn nào?
Pháp luật
Xuất khẩu container rỗng theo phương thức tạm nhập tái xuất để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có cần tờ khai hải quan hay không?
Pháp luật
Có áp dụng nhiều lần các biện pháp quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu đối với khu vực hải quan riêng không?
Pháp luật
Mẫu thông báo hoàn thành thủ tục hải quan hàng hóa nhập khẩu tại chỗ? Ai có quyền quyết định việc thông quan hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan?
Pháp luật
Khi có nhu cầu mở rộng địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn thì doanh nghiệp lập hồ sơ gửi đến cơ quan nào?
Pháp luật
Đối với lô hàng ủy thác xuất khẩu thì người khai hải quan sử dụng tài khoản đăng nhập và chữ ký số của đối tượng nào để thực hiện thủ tục hải quan điện tử?
Pháp luật
Khi được làm thủ tục hải quan bằng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh thì doanh nghiệp phải nộp tờ khai hoàn chỉnh trong thời hạn nào?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan mà bị hư hỏng toàn bộ thì có phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu không?
Pháp luật
Những doanh nghiệp nào sẽ được quyền làm thủ tục hải quan bằng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh?
Pháp luật
Thẩm định điều kiện để áp dụng chế độ ưu tiên khi làm thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp được thực hiện khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng hóa xuất nhập khẩu
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
16,801 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng hóa xuất nhập khẩu Thủ tục hải quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào