Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định là gì?
- Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định là gì?
- Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định là ở đâu?
Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP về hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định:
Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định bao gồm: Hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, sự kiện văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác, khám chữa bệnh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp phục vụ công việc trong thời hạn nhất định.
Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định là gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định?
(i) Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định được quy định tại khoản 2 Điều 54 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
Trường hợp thực hiện khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 25 Nghị định này, người khai hải quan phải nộp 02 bản chính tờ khai hải quan;
- Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt (trừ trường hợp hàng hóa do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp;
- Văn bản về việc tham gia các công việc nêu tại Khoản 1 Điều này: 01 bản chụp;
- Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
(ii) Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định được quy định tại khoản 3 Điều 54 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
Trường hợp thực hiện khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 25 Nghị định này, người khai hải quan phải nộp 02 bản chính tờ khai hải quan;
- Văn bản về việc tham gia các công việc nêu tại Khoản 1 Điều này: 01 bản chụp;
- Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định là ở đâu?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 54 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP thì:
Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định: thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh.
Lưu ý: Thời hạn tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập phải đăng ký với cơ quan hải quan.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 22 Luật Hải quan 2014 về địa điểm làm thủ tục hải quan:
Địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
Địa điểm tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan là trụ sở Cục Hải quan, trụ sở Chi cục Hải quan.
Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm:
- Địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
- Trụ sở Chi cục Hải quan;
- Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
- Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm;
- Địa điểm kiểm tra tại khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ;
- Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ;
- Địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong trường hợp cần thiết.
Lưu ý: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi quy hoạch, thiết kế xây dựng liên quan đến cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu phi thuế quan và các địa điểm khác có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có trách nhiệm bố trí địa điểm làm thủ tục hải quan và nơi lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này. (khoản 4 Điều 22 Luật Hải quan 2014 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 24 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?