Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam trong trường hợp nào theo quy định?
Giá thành là gì? Hàng hóa có giá thành rẻ được hiểu thế nào?
Hiện nay, Luật Thương mại 2005 cũng như các văn bản liên quan không giải thích hai thuật ngữ giá thành và giá thành rẻ.
Tuy nhiên, giá thành có thể được hiểu là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm. Nó được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí, chi phí lao động, nguyên vật liệu… của các sản phẩm trong quá trình sản xuất mà doanh nghiệp hoàn thành sản xuất trong điều kiện công suất bình thường.
Từ đó, hàng hóa có giá thành rẻ được hiểu là những hàng hóa, sản phẩm có giá bán thấp hơn so với mức giá trung bình của thị trường cho cùng loại hàng hóa, sản phẩm đó.
Trong đó, hàng hóa được hiểu là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản (theo khoản 1 Điều 4 Luật Giá 2012).
Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam trong trường hợp nào theo quy định? (hình từ internet)
Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam trong trường hợp nào theo quy định?
Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam trong trường hợp được quy định tại Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017, cụ thể như sau:
Biện pháp chống bán phá giá
1. Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán.
...
Theo đó, hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán.
Có những biện pháp nhằm chống bán phá giá hàng hóa? Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá?
Các biện pháp chống bán phá giá được quy định tại khoản 3 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Biện pháp chống bán phá giá
...
3. Các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:
a) Áp dụng thuế chống bán phá giá;
b) Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.
Theo quy định này thì có những biện pháp chống bán phá giá như sau:
- Áp dụng thuế chống bán phá giá;
- Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.
Về điều kiện để áp dụng biện pháp chống bán phá giá được quy định tại Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017, cụ thể biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
- Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
- Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá quy định tại điểm a khoản này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản này.
Lưu ý: Không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
- Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?