Để tránh việc bán phá giá thì việc xác định giá xuất khẩu hàng hóa được thực hiện bằng phương pháp nào?
Việc xác định hàng hóa bị bán phá giá được dựa trên việc xác định những nội dung nào?
Căn cứ Điều 80 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về việc xác định hàng hóa bị bán phá giá như sau:
Nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá
1. Xác định hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam và biên độ bán phá giá bao gồm:
a) Xác định giá thông thường;
b) Xác định giá xuất khẩu;
c) Thực hiện việc so sánh công bằng giữa giá thông thường với giá xuất khẩu và xác định biên độ bán phá giá cụ thể của hàng hóa thuộc đối tượng điều tra cho từng tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra (sau đây gọi là nhà sản xuất, xuất khẩu).
2. Xác định thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
3. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
4. Xác định tác động của biện pháp chống bán phá giá đối với kinh tế - xã hội.
Theo đó, để xác định hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam cần xác định về giá thông thường, giá xuất khẩu của hàng hóa và thực hiện việc so sánh công bằng giữa giá thông thường với giá xuất khẩu và xác định biên độ bán phá giá cụ thể của hàng hóa thuộc đối tượng điều tra cho từng tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra.
Để tránh việc bán phá giá thì việc xác định giá xuất khẩu hàng hóa được thực hiện bằng phương pháp nào?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về phương pháp xác định giá xuất khẩu hàng hóa như sau:
Phương pháp xác định giá xuất khẩu
1. Giá xuất khẩu là giá bán của hàng hóa bị điều tra được xuất khẩu sang Việt Nam dựa trên các chứng từ giao dịch hợp pháp.
2. Trong trường hợp không có giá xuất khẩu hoặc có chứng cứ cho thấy giá xuất khẩu không đáng tin cậy, Cơ quan điều tra xác định giá xuất khẩu theo một trong các cách sau đây:
a) Giá xuất khẩu được xây dựng dựa trên giá bán lại cho khách hàng độc lập đầu tiên. Khách hàng độc lập đầu tiên được hiểu là khách hàng không có mối quan hệ với nhà sản xuất, xuất khẩu có liên quan quy định tại Điều 5 của Nghị định này;
b) Giá xuất khẩu được xây dựng trên các cơ sở hợp lý khác.
3. Giá xuất khẩu được coi là không đáng tin cậy theo quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp nhà sản xuất, xuất khẩu, nhà nhập khẩu hoặc bên thứ ba có mối quan hệ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này hoặc có các thỏa thuận về bù trừ.
Trong trường hợp không có giá xuất khẩu hoặc có chứng cứ cho thấy giá xuất khẩu không đáng tin cậy có thể dẫn đến việc bán phá gia thì Cơ quan điều tra xác định giá xuất khẩu theo một trong các cách sau đây:
- Giá xuất khẩu được xây dựng dựa trên giá bán lại cho khách hàng độc lập đầu tiên. Khách hàng độc lập đầu tiên được hiểu là khách hàng không có mối quan hệ với nhà sản xuất, xuất khẩu có liên quan quy định pháp luât.
- Giá xuất khẩu được xây dựng trên các cơ sở hợp lý khác.
Để tránh việc bán phá giá thì việc xác định giá xuất khẩu hàng hóa được thực hiện bằng phương pháp nào? (Hình từ Internet)
Thực hiện điều chỉnh giá xuất khẩu không đáng tin cậy về giá xuất khẩu thông thường như thế nào?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về điều chỉnh giá xuất khẩu hàng hóa như sau:
Điều chỉnh giá thông thường, giá xuất khẩu
Khi xác định biên độ bán phá giá, Cơ quan điều tra xem xét các điều chỉnh sau đây:
1. Điều chỉnh giá thông thường và giá xuất khẩu về cùng một khâu của quá trình lưu thông hàng hóa;
2. Điều chỉnh giá thông thường và giá xuất khẩu về cùng thời điểm tính toán hoặc tại các thời điểm tính toán gần nhau nhất;
3. Điều chỉnh giá thông thường và giá xuất khẩu khi có những khác biệt về thuế, điều kiện bán hàng, cấp độ thương mại, khối lượng, đặc tính vật lý và các yếu tố khác mà Cơ quan điều tra cho là phù hợp;
4. Khi chuyển đổi tiền tệ, Cơ quan điều tra sử dụng tỷ giá hối đoái tại thời điểm bán hàng, trừ trường hợp giao dịch bán hàng xuất khẩu theo hợp đồng kỳ hạn, tỷ giá hối đoái là tỷ giá quy định của hợp đồng kỳ hạn. Trong trường hợp có sự biến động tỷ giá, Cơ quan điều tra tiến hành điều chỉnh biến động về tỷ giá phù hợp trong thời kỳ điều tra;
5. Các điều chỉnh khác mà Cơ quan điều tra thấy phù hợp.
Như vậy, cơ quan điều tra thực hiện điều chỉnh giá hàng hóa nhập khẩu không đáng tin cậy về giá thông thường theo các phương pháp sau:
- Điều chỉnh giá thông thường và giá xuất khẩu về cùng một khâu của quá trình lưu thông hàng hóa;
- Điều chỉnh giá thông thường và giá xuất khẩu về cùng thời điểm tính toán hoặc tại các thời điểm tính toán gần nhau nhất;
- Điều chỉnh giá thông thường và giá xuất khẩu khi có những khác biệt về thuế, điều kiện bán hàng, cấp độ thương mại, khối lượng, đặc tính vật lý và các yếu tố khác mà Cơ quan điều tra cho là phù hợp;
- Khi chuyển đổi tiền tệ, Cơ quan điều tra sử dụng tỷ giá hối đoái tại thời điểm bán hàng, trừ trường hợp giao dịch bán hàng xuất khẩu theo hợp đồng kỳ hạn, tỷ giá hối đoái là tỷ giá quy định của hợp đồng kỳ hạn. Trong trường hợp có sự biến động tỷ giá, Cơ quan điều tra tiến hành điều chỉnh biến động về tỷ giá phù hợp trong thời kỳ điều tra;
- Các điều chỉnh khác mà Cơ quan điều tra thấy phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?