Hàng hóa có xuất xứ thuần túy là gì? Hàng hóa chưa được lắp ráp được nhập khẩu thành nhiều chuyến hàng thì có cùng xuất xứ không?
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy là gì?
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy là những sản phẩm được sản xuất hoặc thu hoạch hoàn toàn tại một quốc gia, nhóm quốc gia, hoặc vùng lãnh thổ cụ thể. Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy trong các trường hợp sau:
- Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
- Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
- Các sản phẩm từ động vật sống nêu tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
- Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
- Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, không được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 4 Điều 7 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
- Các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, với Điều kiện nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó có quyền khai thác đối với vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế.
- Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được đăng ký ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
- Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu từ các sản phẩm nêu tại khoản 7 Điều 7 Nghị định 31/2018/NĐ-CP được đăng ký ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
- Các vật phẩm thu được trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó hiện không còn thực hiện được chức năng ban đầu, không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào Mục đích tái chế.
- Các hàng hóa thu được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản 9 Điều 7 Nghị định 31/2018/NĐ-CP tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy là gì? Hàng hóa chưa được lắp ráp được nhập khẩu thành nhiều chuyến hàng thì có cùng xuất xứ không? (Hình từ Internet)
Hàng hóa chưa được lắp ráp được nhập khẩu thành nhiều chuyến hàng thì có cùng xuất xứ không?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định xác định xuất xứ của bao bì, phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, hàng hóa chưa được lắp ráp hoặc tháo rời như sau:
Xác định xuất xứ của bao bì, phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, hàng hóa chưa được lắp ráp hoặc tháo rời
1. Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí “chuyển đổi mã số hàng hóa”, vật liệu đóng gói và bao gói chứa đựng hàng hóa dùng để bán lẻ, khi được phân loại cùng hàng hóa đó, được loại trừ khỏi các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong việc sản xuất ra hàng hóa.
2. Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí “tỷ lệ Phần trăm giá trị”, trị giá của vật liệu đóng gói và bao gói chứa đựng hàng hóa dùng để bán lẻ được coi là một Phần cấu thành của hàng hóa và được tính đến khi xác định xuất xứ hàng hóa.
3. Vật liệu đóng gói và bao gói dùng để chuyên chở và vận chuyển hàng hóa sẽ không được tính đến khi xác định xuất xứ của hàng hóa đó.
4. Tài liệu giới thiệu, hướng dẫn sử dụng hàng hóa; phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ đi kèm hàng hóa với chủng loại số lượng phù hợp được coi là có cùng xuất xứ với hàng hóa đó.
5. Hàng hóa chưa được lắp ráp hoặc đang ở tình hạng bị tháo rời được nhập khẩu thành nhiều chuyến hàng do Điều kiện vận tải hoặc sản xuất không thể nhập khẩu trong một chuyến hàng, nếu người nhập khẩu có yêu cầu, xuất xứ của hàng hóa trong từng chuyến hàng được coi là có cùng xuất xứ với hàng hóa đó.
Theo đó, hàng hóa chưa được lắp ráp được nhập khẩu thành nhiều chuyến hàng do điều kiện vận tải hoặc sản xuất không thể nhập khẩu trong một chuyến hàng, nếu người nhập khẩu có yêu cầu, xuất xứ của hàng hóa trong từng chuyến hàng được coi là có cùng xuất xứ với hàng hóa đó.
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy có được hưởng ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu theo Hiệp định VKFTA không?
Theo khoản 1 Điều 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2015/TT-BCT như sau:
Tiêu chí xuất xứ
1.Trong phạm vi Hiệp định VKFTA, hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của một nước thành viên được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan nếu hàng hóa đó đáp ứng một trong các quy định về xuất xứ dưới đây:
a) Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu như định nghĩa tại Điều 3 Phụ lục này;
b) Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu, nhưng đáp ứng quy định tại các Điều 4 hoặc 5 hoặc 6 hoặc 7 Phụ lục này; hoặc
c) Được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu chỉ từ những nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam hoặc Hàn Quốc.
...
Theo đó, hàng hóa có xuất xứ thuần túy theo quy định khi nhập khẩu sang Hàn Quốc sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan theo phạm vi Hiệp định VKFTA.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 Nguyên tắc chung khi đánh giá phân loại phim 18+ theo Thông tư 05? Chi tiết nội dung tiêu chí phân loại phim 18+?
- Trong hoạt động xây dựng, chủ nhiệm được hiểu như thế nào? Trách nhiệm cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng?
- WHO là gì? Thành viên của WHO có bao nhiêu nước? WHO là viết tắt của từ gì? Hợp tác quốc tế trong khám chữa bệnh?
- Đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trong trường hợp nào? Điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học ra sao?
- Ngày 24 tháng 1 là ngày gì? 24 tháng 1 2025 dương lịch là ngày bao nhiêu âm? 24 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?