Hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu là bao nhiêu? Bảo đảm điều kiện hoạt động cho người làm công tác cơ yếu như thế nào?
Hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 27 Luật Cơ yếu 2011 quy định hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu như sau:
- Hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu là quân nhân, Công an nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
- Hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động.
- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân có đủ điều kiện bảo hiểm xã hội của Nhà nước thì được nghỉ hưu; trường hợp có thời gian công tác trong tổ chức cơ yếu đủ 25 năm đối với nam, đủ 20 năm đối với nữ và đóng đủ bảo hiểm xã hội, trong đó có ít nhất 05 năm là người làm công tác cơ yếu mà cơ quan cơ yếu không còn nhu cầu bố trí công tác trong tổ chức cơ yếu hoặc không chuyển ngành được thì được nghỉ hưu trước hạn tuổi.
Bảo đảm điều kiện hoạt động cho người làm công tác cơ yếu như thế nào?
Căn cứ tại Điều 36 Luật Cơ yếu 2011 quy định bảo đảm điều kiện hoạt động cho người làm công tác cơ yếu như sau:
- Người làm công tác cơ yếu được trang bị, sử dụng phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và được ưu tiên về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, được miễn thủ tục hải quan đối với sản phẩm mật mã mang theo khi xuất cảnh, nhập cảnh.
- Cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu có trách nhiệm quản lý, sử dụng người làm công tác cơ yếu đúng chuyên môn, nghiệp vụ và bảo đảm điều kiện làm việc; thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức; thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người làm công tác cơ yếu.
Hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu là bao nhiêu? Bảo đảm điều kiện hoạt động cho người làm công tác cơ yếu như thế nào? (Hình từ Internet)
Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân khi chuyển ngành được hưởng quyền lợi gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 35 Luật Cơ yếu 2011 quy định như sau:
Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc
1. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân khi nghỉ hưu được hưởng quyền lợi sau đây:
a) Hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật;
b) Được chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
c) Khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế tại cơ sở y tế của quân, dân y.
2. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân khi chuyển ngành được hưởng quyền lợi sau đây:
a) Bảo lưu mức lương tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian tối thiểu là 18 tháng;
b) Trường hợp do yêu cầu điều động trở lại phục vụ trong lực lượng cơ yếu thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét nâng cấp hàm, bậc lương và thâm niên công tác;
c) Khi nghỉ hưu thì phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành được cộng vào mức bình quân tiền lương tháng để làm cơ sở tính lương hưu.
Trường hợp khi nghỉ hưu mà mức lương hưu tính tại thời điểm nghỉ hưu thấp hơn mức lương hưu tính tại thời điểm chuyển ngành thì được hưởng mức lương hưu tính tại thời điểm chuyển ngành.
3. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân khi thôi việc nhưng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu được hưởng quyền lợi sau đây:
a) Được hưởng trợ cấp tạo việc làm, trợ cấp thôi việc một lần và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
b) Được chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
c) Trường hợp có đủ 15 năm phục vụ trong lực lượng cơ yếu trở lên khi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Quân đội được miễn hoặc giảm viện phí theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Như vậy theo quy định trên người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân khi chuyển ngành được hưởng quyền lợi sau đây:
- Bảo lưu mức lương tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian tối thiểu là 18 tháng.
- Trường hợp do yêu cầu điều động trở lại phục vụ trong lực lượng cơ yếu thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét nâng cấp hàm, bậc lương và thâm niên công tác.
- Khi nghỉ hưu thì phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành được cộng vào mức bình quân tiền lương tháng để làm cơ sở tính lương hưu.
- Trường hợp khi nghỉ hưu mà mức lương hưu tính tại thời điểm nghỉ hưu thấp hơn mức lương hưu tính tại thời điểm chuyển ngành thì được hưởng mức lương hưu tính tại thời điểm chuyển ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?