Hàm lượng dinh dưỡng có trong thức ăn công thức năng lượng thấp để giảm cân được yêu cầu như thế nào?

Thức ăn công thức năng lượng thấp để giảm cân là thức ăn thế nào? Hàm lượng dinh dưỡng có trong thức ăn công thức năng lượng thấp để giảm cân được yêu cầu như thế nào? Ghi nhãn cho cho các sản phẩm thức ăn công thức năng lượng thấp để giảm cân như thế nào mới phù hợp? Câu hỏi của chị Thoa (Tp.HCM).

Thức ăn công thức năng lượng thấp để giảm cân là thức ăn thế nào?

Căn cứ theo Mục 1 và Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12440:2018 (CODEX STAN 203-1995) về Thức ăn công thức năng lượng thấp để giảm cân có nêu:

Thức ăn công thức năng lượng thấp để giảm cân được xác định là thực phẩm với mục đích y tế đặc biệt và được sử dụng dưới sự kiểm soát về y tế của từng cá nhân bị thừa cân hoặc béo phì.

Thức ăn công thức sử dụng cho chế độ ăn rất ít năng lượng là thức ăn đặc biệt được chuẩn bị để cung cấp lượng carbonhydrat tối thiểu và các nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày từ 450 kcal đến 800 kcal, đó là nguồn năng lượng đầu vào duy nhất.

thức ăn công thức năng lượng thấp để giảm cân

Thức ăn công thức năng lượng thấp để giảm cân (Hình từ Internet)

Hàm lượng dinh dưỡng có trong thức ăn công thức năng lượng thấp để giảm cân được yêu cầu như thế nào?

Tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12440:2018 (CODEX STAN 203-1995) có yêu cầu đối với hàm lượng dĩnh dưỡng có trong thức ăn công thức năng lượng thấp để giảm cân, cụ thể như sau:

(1) Protein

- không nhỏ hơn 50 g protein có chỉ số tiêu hóa chất lượng dinh dưỡng1 tương đương với chỉ số tiêu hóa protein bằng 1 có trong nhu cầu năng lượng hàng ngày được khuyến cáo.

- có thể bổ sung các axit amin thiết yếu để cải thiện chất lượng protein nhưng chỉ với một lượng cần thiết cho mục đích này. Chỉ sử dụng axit amin dạng L, nhưng cũng có thể sử dụng methionin dạng DL.

(2) Chất béo

Chế độ ăn rất ít năng lượng được cung cấp không nhỏ hơn 3 g axit linoleic và không nhỏ hơn 0,5 g axit α-linolenic trong nhu cầu ăn vào hàng ngày được khuyến cáo với tỷ lệ axit linoleic/axit α-linolenic trong khoảng từ 5 đến 15.

(3) Carbohydrat

Chế độ ăn rất ít năng lượng phải cung cấp không nhỏ hơn 50 g carbohydrat có sẵn trong nhu cầu năng lượng hàng ngày được khuyến cáo.

(4) Vitamin và chất khoáng

Chế độ ăn rất ít năng lượng cung cấp 100 % lượng vitamin và khoáng chất trong lượng ăn vào hàng ngày được khuyến cáo. Có thể bao gồm chất dinh dưỡng cần thiết khác mà không được quy định dưới đây:

(5) Vitamin

- Vitamin A: 600 μg

- Vitamin D: 2,5 μg

- Vitamin E: 10 mg

- Vitamin C: 30 mg

- Thiamin: 0,8 mg

- Riboflavin: 1,2 mg

- Niacin: 11 mg

- Vitamin B6: 2 mg

- Vitamin B12: 1 μg

- Axit folic (theo monoglutamat): 200 μg

(6) Khoáng chất:

- Canxi: 500 mg

- Phospho: 500 mg

- Sắt: 16 mg

- Iod: 140 μg

- Magie: 350 mg

- Đồng: 1,5 mg

- Kẽm: 6 mg

- Kali: 1,6 g

- Natri: 1 g

Tiêu chuẩn về các chất ô nhiễm đối với thức ăn công thức năng lượng thấp để giảm cân ra sao?

Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12440:2018 (CODEX STAN 203-1995) có nêu tiêu chuẩn về chất ô nhiễm đối với thức ăn công thức năng lượng thấp để giảm cân như sau:

- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Sản phẩm cần được chế biến theo thực hành sản xuất tốt sao cho không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nguyên liệu hoặc thành phần của thực phẩm hoặc nếu không thể tránh khỏi thì phải giảm đến mức tối đa có thể và cần tuân thủ giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật theo quy định hiện hành.

- Chất ô nhiễm khác

Sản phẩm không được có dư lượng hoocmôn và chất kháng sinh xác định bằng các phương pháp phân tích thích hợp và thực tế không có các chất nhiễm bẩn khác, đặc biệt là chất có hoạt tính dược lý.

Ghi nhãn cho cho các sản phẩm thức ăn công thức năng lượng thấp để giảm cân như thế nào mới phù hợp?

Về yêu cầu đối với việc ghi nhãn cho cho các sản phẩm thức ăn công thức năng lượng thấp để giảm cân được nêu tại Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12440:2018 (CODEX STAN 203-1995) như sau:

Ghi nhãn
Ngoài các điều khoản thích hợp quy định trong CODEX STAN 146-1985 General Standard for the Labelling of and Claims for Prepackaged Foods for Special Dietary Uses (Tiêu chuẩn chung đối với ghi nhãn và công bố về thực phẩm bao gói dùng cho chế độ ăn đặc biệt), cần tuân thủ các yêu cầu sau:
9.1 Tên của sản phẩm phải được ghi “Thức ăn công thức năng lượng thấp”.
9.2 Danh mục các thành phần
Danh mục đầy đủ các thành phần phải được công bố theo 4.2 của TCVN 7087 (CODEX STAN 1-1985) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn.
9.3 Công bố giá trị dinh dưỡng
9.3.1 Giá trị dinh dưỡng phải được công bố trên nhãn trên 100 g hoặc 100 ml thực phẩm được bán và nếu có thể, trên lượng thức ăn quy định được đề nghị để tiêu dùng:
a) lượng năng lượng, tính bằng kilocalo (kcal) và kiloJun (kJ);
b) lượng protein, carbohydrat và chất béo có sẵn, tính bằng gam;
c) lượng vitamin và khoáng chất quy định trong 3 2.4, tính bằng đơn vị đo lường quốc tế (SI);
d) lượng dinh dưỡng khác có thể cũng cần công bố.
9.3.2 Nếu công bố thành phần axit béo trên nhãn thì phải phù hợp TCVN 7088 (CAC/GL 2-1985) Hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng.
9.3.3 Ngoài ra, lượng dinh dưỡng có thể được tính bằng phần trăm các chất chuẩn dinh dưỡng hàng ngày được khuyến cáo.
9.4 Ghi nhãn về ngày tháng
Ngày sử dụng tối thiểu phải được công bố theo 4.8 của TCVN 7087 (CODEX STAN 1-1985).
9.5 Hướng dẫn bảo quản
9.5.1 Thức ăn chưa được mở
Bất kỳ các điều kiện cụ thể nào về bảo quản thức ăn đều được công bố trên nhãn nếu hạn sử dụng của thức ăn phụ thuộc vào điều kiện bảo quản. Hướng dẫn bảo quản thức ăn đã mở bao gói phải được ghi trên nhãn để đảm bảo thức ăn đã được mở vẫn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và chất lượng. Trên nhãn cần ghi cảnh báo nếu thức ăn không thể bảo quản được sau khi mở hoặc không thể bảo quản được trong vật chứa sau khi mở.
9.6 Thông tin sử dụng
Ngoài các điều khoảng quy định trong CODEX STAN 180-1991 Standard for Labelling of and Claims for Foods for Special Medical Purposes (Tiêu chuẩn về ghi nhãn và công bố đối với thực phẩm dùng cho mục đích y tế đặc biệt), phải đưa ra các hướng dẫn sau:
- cụm từ “để quản lý chế độ ăn cho người bị bệnh béo phì” sẽ được ghi trên nhãn, gần với tên của thực phẩm.
- tham khảo về tầm quan trọng của việc duy trì lượng chất lỏng ăn vào hàng ngày.
- ghi rõ cụm từ sản phẩm không sử dụng cho người có thai, bệnh nhân và người cho con bú hoặc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và người cao tuổi, trừ khi được chỉ định về mặt y tế.
9.7 Điều khoản bổ sung
Cần ghi rõ sản phẩm không nên sử dụng cho các mục đích khác ngoài việc quản lý chế độ ăn cho người bị bệnh béo phì.
Cụm từ về tên thực phẩm và các hướng dẫn sử dụng nêu trong 9.1 và 9.6 sẽ được ghi trên nhãn của bao bì và/hoặc bao gói để người tiêu dùng sử dụng. Các cụm từ khác, theo yêu cầu trong 9.6 và 4.5 của CODEX STAN 180-1991 có thể được ghi trên một tờ rơi kèm theo, trong trường hợp này có thể được đề cập trên nhãn của bao bì và/hoặc bao gói.
Tiêu chuẩn Việt Nam
Thức ăn công thức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bãi bỏ TCVN/QS được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13522-1:2024 ISO 9239-1:2010 đầu đốt ngọn lửa mồi ứng xử khi cháy sử dụng nguồn nhiệt bức xạ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13990:2024 truy xuất nguồn gốc - yêu cầu đối với logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13048:2024 về kết cấu áo đường có sử dụng lớp hỗn hợp nhựa rỗng thoát nước ra sao?
Pháp luật
Dàn giáo là gì? Trường hợp không được sử dụng dàn giáo? Dây cáp dùng để treo dàn giáo phải có khả năng chịu lực thế nào?
Pháp luật
TCVN 14135-5:2024 về Cốt liệu dùng trong xây dựng đường bộ - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định thành phần hạt bằng phương pháp sàng khô thế nào?
Pháp luật
TCVN 13567-4:2024 về thi công và nghiệm thu bê tông nhựa chặt tái chế nóng tại trạm trộn sử dụng vật liệu cũ không quá 25% thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12652:2020 về yêu cầu chức năng và phương pháp thử của bồn tiểu nữ thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12325:2018 EN 143:2000 về độ bền cơ học đối với các phin lọc bụi như thế nào?
Pháp luật
Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13913:2023 xác định khả năng phân hủy sinh học trong môi trường biển thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiêu chuẩn Việt Nam
2,242 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiêu chuẩn Việt Nam Thức ăn công thức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam Xem toàn bộ văn bản về Thức ăn công thức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào