Hàm lượng chì cho phép trong sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi là bao nhiêu?

Tôi muốn hỏi đối với sản phẩm sữa bột dành cho trẻ dưới 12 tháng tuổi muốn lưu thông trên thị trường thì nhà sản xuất, đơn vị phân phối bắt buộc trên nhãn phải thể hiện hiện những thông tin gì cho người tiêu dùng biết? Hàm lượng chì cho phép trong sữa bột dành cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi là bao nhiêu mg?

Sữa bột dành cho trẻ dưới 12 tháng tuổi lưu thông trên thị trường thì bắt buộc trên nhãn phải thể hiện hiện những thông tin gì cho người tiêu dùng biết?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định về ghi nhãn hàng hóa như sau:

"1. Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:
a) Tên hàng hóa;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.
Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.
Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó."

Và theo Phụ lục I Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa ban hàng kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP bị thay thế bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 111/2021/NĐ-CP như sau:

Nhãn sữa bột

Theo đó, sữa bột dùng cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi được xem là thực phẩm thì muốn lưu thông trên thị trường thì trên nhãn phải thể hiện những thông tin sau:

- Tên hàng hóa;

- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

- Xuất xứ hàng hóa.

- Định lượng;

- Ngày sản xuất;

- Hạn sử dụng;

- Thông tin cảnh báo (nếu có)

Hàm lượng chì cho phép trong sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi là bao nhiêu?

Hàm lượng chì cho phép trong sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi là bao nhiêu?

Nhãn hàng hóa đối với sữa bột dành cho trẻ dưới 12 tháng tuổi lưu thông trên thị trường cách ghi thành phần định lượng như thế nào?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định về ghi thành phần định lượng như sau:

"1. Ghi thành phần là ghi tên nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra hàng hóa và tồn tại trong thành phẩm kể cả trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi.
Trường hợp tên của thành phần được ghi trên nhãn hàng hóa để gây sự chú ý đối với hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 của Nghị định này.
2. Ghi thành phần định lượng là ghi thành phần kèm định lượng của từng thành phần. Tùy theo tính chất, trạng thái của hàng hóa, thành phần định lượng được ghi là khối lượng của thành phần đó có trong một đơn vị sản phẩm hoặc ghi theo một trong các tỷ lệ: Khối lượng với khối lượng; khối lượng với thể tích; thể tích với thể tích; phần trăm khối lượng; phần trăm thể tích.
Trường hợp thành phần hàng hóa được định lượng bằng các đại lượng đo lường phải ghi định lượng theo quy định của pháp luật Việt Nam về đo lường.
3. Đối với một số loại hàng hóa, việc ghi thành phần, thành phần định lượng thực hiện như sau:
a) Đối với thực phẩm ghi thành phần theo thứ tự từ cao đến thấp về khối lượng
a1) Nếu thành phần là chất phụ gia ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế INS (nếu có);
a2) Trường hợp chất phụ gia là chất tạo ngọt, chất tạo màu ghi tên nhóm chất tạo ngọt, chất tạo màu, ghi tên chất hoặc mã số quốc tế INS (nếu có) và ghi thêm chất đó là chất “tự nhiên”, “giống tự nhiên”, “tổng hợp” hay “nhân tạo”.
a3) Trường hợp chất phụ gia là hương liệu ghi “hương liệu” kèm theo một hoặc một số các cụm từ sau đây để làm rõ nghĩa: "tự nhiên", "giống tự nhiên", “tổng hợp”; "nhân tạo".
a4) Đối với trường hợp mã số phụ gia của quốc gia trùng với mã số quốc tế (INS) thì có thể ghi mã số quốc gia thay cho mã số quốc tế (INS);
b) Đối với thuốc dùng cho người, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế ghi thành phần và hàm lượng các hoạt chất.”;
c) Đối với mỹ phẩm phải ghi thành phần bao gồm cả các chất phụ gia;
d) Đối với đồ gia dụng kim khí, đồ dùng được chế tạo từ một loại nguyên liệu chính quyết định giá trị sử dụng thì phải ghi tên thành phần nguyên liệu chính cùng với tên hàng hóa và không phải ghi thành phần và thành phần định lượng.
4. Thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa có cách ghi khác với quy định tại khoản 3 Điều này quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này."

Hàm lượng chì cho phép trong sữa bột dành cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 8.3 QCVN 11-1:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 12 tháng tuổi ban hành kèm theo Thông tư 20/2012/TT-BYT và Mục II.3 QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư 02/2011/TT-BYT quy định như sau:

Hàm lượng chì

Theo đó, hàm lượng chì trong sữa bột dành cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi không được phép vượt quá 0,02 mg/kg. . .

Sữa bột
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8476 : 2010 yêu cầu về thuốc thử theo phương pháp xác định hàm lượng taurine (nội sinh và bổ sung) trong sữa bột?
Pháp luật
Giới hạn ô nhiễm vi sinh vật và thủy ngân trong sữa bột dành cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẹ nên chọn mua sữa bột cho bé dưới 12 tháng tuổi với hàm lượng Vitamin A như thế nào thì mới phù hợp?
Pháp luật
Hàm lượng chì cho phép trong sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi là bao nhiêu?
Pháp luật
Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng gồm những sản phẩm nào? Nhãn sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ nhỏ phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sữa bột
1,203 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sữa bột

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sữa bột

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào