Hàm lượng chất béo và protein có trong sữa tươi nguyên liệu phải đảm bảo tối thiểu là bao nhiêu?

Sữa tươi nguyên liệu đạt chuẩn thì phải có màu sắc và mùi vị như thế nào? Hàm lượng chất béo và protein có trong sữa tươi nguyên liệu phải đảm bảo tối thiểu là bao nhiêu? Nếu sử dụng sữa tươi nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ để chế biến cung cấp thực phẩm sẽ bị xử phạt như thế nào?

Sữa tươi nguyên liệu đạt chuẩn thì phải có màu sắc và mùi vị như thế nào?

Theo tiểu mục 4.1 Mục 4 TCVN 7405:2018 Sữa tươi nguyên liệu quy định các chỉ tiêu cảm quan như sau:

sữa tươi nguyên liệu

Theo đó, sữa tươi nguyên liệu phải có màu sắc từ màu trắng ngà đến màu kem nhạt. Mùi, vị đặc trưng tự nhiên của sữa tươi, không có mùi, vị lạ. Trạng thái dung dịch đồng nhất. Và không có tạp chất lạ nhìn thấy bằng mắt thường.

Hàm lượng chất béo và protein có trong sữa tươi nguyên liệu phải đảm bảo tối thiểu là bao nhiêu?

Hàm lượng chất béo và protein có trong sữa tươi nguyên liệu phải đảm bảo tối thiểu là bao nhiêu?

Hàm lượng chất béo và protein có trong sữa tươi nguyên liệu phải đảm bảo tối thiểu là bao nhiêu?

Theo tiểu mục 4.2 Mục 4 TCVN 7405:2018 Sữa tươi nguyên liệu quy định các chỉ tiêu cảm quan như sau:

Sữa tươi nguyên liệu

Theo đó, sữa tươi nguyên liệu phải có hàm lượng protein không nhỏ hơn 2,8 và hàm lượng chất béo phải đạt từ 3,2 trở lên tính theo phần trăm khối lượng.

Sử dụng sữa tươi nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ để chế biến cung cấp thực phẩm sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tại Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm như sau:

"1. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng;
b) Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
c) Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà có chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp quy định pháp luật hoặc đã kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật nhưng không đạt yêu cầu.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;
b) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này."

Theo đó, phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm khi sử dụng sữa tươi nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ để chế biến cung cấp thực phẩm. Mức phạt tiền là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân được giảm 1 nửa.

7,266 lượt xem
Sữa tươi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hàm lượng chất béo và protein có trong sữa tươi nguyên liệu phải đảm bảo tối thiểu là bao nhiêu?
Pháp luật
Cơ sở vắt sữa, thu gom sữa tươi phải đảm bảo yêu cầu nào về làm sạch, khử trùng? Đối với việc xây dựng bồn và bảo quản thực hiện thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sữa tươi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sữa tươi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào