Hàm lượng bụi trong không khí vùng làm việc được xác định bằng cách nào? Tính hàm lượng bụi theo công thức nào?
Hàm lượng bụi trong không khí vùng làm việc được xác định bằng cách nào?
Việc xác định hàm lượng bụi không khí vùng làm việc được quy định tại Mục 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5704:1993 về không khí vùng làm việc - Phương pháp xác định hàm lượng bụi do do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành như sau:
Nguyên tắc
1.1. Hàm lượng bụi (mg/m3) được xác định bằng sự chênh lệch khối lượng của một cái lọc được cân sau và trước khi hút một thể tích xác định không khí chứa bụi đi qua.
Theo đó, hàm lượng bụi trong không khí vùng làm việc (mg/m3) được xác định bằng sự chênh lệch khối lượng của một cái lọc được cân sau và trước khi hút một thể tích xác định không khí chứa bụi đi qua.
Hàm lượng bụi trong không khí vùng làm việc (Hình từ Internet)
Việc lấy mẫu để xác định hàm lượng bụi trong không khí vùng làm việc được thực hiện như thế nào?
Việc lấy mẫu để xác định hàm lượng bụi trong không khí vùng làm việc được quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5704:1993 về không khí vùng làm việc - Phương pháp xác định hàm lượng bụi do do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành như sau:
- Vị trí lấy mẫu
+ Lấy mẫu tại nguồn phát sinh: phải đặt đầu lấy mẫu chứa cái lọc ở độ cao 1,5m so với sàn nhà khi lấy mẫu tại nguồn phát sinh.
+ Đánh giá mức độ ô nhiễm chung: phải đặt đầu lấy mẫu chứa cái lọc ở độ cao 1,5m đến 2m so với sàn nhà ở những vị trí khác nhau trong phân xưởng để đánh giá mức độ ô nhiễm chung.
+ Phải đặt đầu lấy mẫu chứa cái lọc tại vùng thở khi đánh giá mức độ tiếp xúc.
- Thời gian lấy mẫu.
+ Phải lấy mẫu liên tục trong một ca làm việc (480 phút) để tính gịá trị trung bình của ca làm việc. Nơi có nhiều bụi được phép lấy mẫu gián đoạn làm nhiều lần, mỗi lần ít nhất 30 phút, tổng thời gian lấy mẫu không được ít hơn 240 phút sau đó tính giá trị trung bình.
+ Cho phép lấy mẫu tại nguồn phát sinh và cách đánh giá ô nhiễm môi trường chung cho từng lần, mỗi lần 30 phút, ít nhát phải lấy 3 mẫu để tính giá trị trung bình.
+ Phải lấy mẫu bụi trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút khi xác định hàm lượng bụi cao nhất trong một ca làm việc, phải lấy ít nhất 5 mẫu sau đó tính giá trị trung bình.
- Chuẩn bị lấy mẫu
+ Trước khi đi lấy mẫu phải sấy và cân cái lọc tới trọng lượng không đổi.
+ Phải lắp dụng cụ lấy mẫu theo trình tự: đầu lấy mẫu chứa cái lọc, ống nối, bơm lấy mẫu.
+ Phải quan sát hiện trường để xác định vị trí và quyết định khoảng thời gian sẽ lấy mẫu.
+ Phải kiểm tra độ ổn định của bơm ở lưu lượng sẽ sử dựng để lấy mẫu ít nhất 15 phút.
- Tiến hành lấy mẫu
+ Bật máy, ghi thời điểm bắt đầu lấy mẫu và vị trí lấy mẫu, số của cái lọc tương ứng với vị trí lấy mẫu.
+ Khi lấy mẫu từng lần (30 phút) lưu lượng lớn (trên 10 lít/phút) thì cứ sau 3 phút phải kiểm tra lưu lượng kế và ghi lại.
+ Khi lấy mẫu theo một ca làm việc (480 phút) thì cứ sau 60 phút phải kiểm tra lưu lượng kế và ghi vào sổ theo dõi. Phải kiểm tra lượng bụi trên cái lọc, nếu cái lọc không còn khả năng giữ bụi phải thay cái khác.
+ Phải đo tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất và tình trạng của nơi lấy mẫu.
+ Khi ngừng lấy mẫu phải tắt bơm, ghi thời điểm tắt bơm, chuyển cái lọc sang hộp bảo quản mẫu.
Hàm lượng bụi trong không khí vùng làm việc được tính theo công thức nào?
Cách tính hàm lượng bụi trong không khí vùng làm việc được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5704:1993 về không khí vùng làm việc - Phương pháp xác định hàm lượng bụi do do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành như sau:
Tính và ghi kết quả
5.1. Hàm lượng bụi trong không khí vùng làm việc đọc tính theo công thức:
Trong đó:
C = hàm lượng bụi, (mg/m3);
m1= khối lượng ban đầu của cái lọc, (mg);
m2 = khối lượng sau khi lấy mẫu, (mg);
b = mức đọ chênh lệch khối lượng của cái lọc làm đối chứng) (mg);
V = thể tích không khí đã lấy, (lít).
Trong đó:
T - thời gian lấy mẫu, phút;
N - số lần đọc lưu lượng kế;
Li - giá trị lưu lượng tại thời điểm i, (lít/phút).
5.2. Thể tích không khi đã lấy quy về điều kiện tiêu chuẩn (P = 102 kPa; T = 298)
Trong đó:
V0 thể tích không khí ở điều kiện tiêu chuẩn (lít);
p- áp suất không khí lấy mẫu, (kPa);
t- nhiệt độ không khí khi lấy mẫu, (0C).
5.3. Kết quả hàm lượng bụi phân tích được phải ghi cùng với các thông số vật lí đã đo tại mỗi thời điểm và vi trí lấy mẫu tương ứng.
Theo đó:
- Hàm lượng bụi trong không khí vùng làm việc đọc tính theo công thức:
Trong đó:
C = hàm lượng bụi, (mg/m3);
m1= khối lượng ban đầu của cái lọc, (mg);
m2 = khối lượng sau khi lấy mẫu, (mg);
b = mức đọ chênh lệch khối lượng của cái lọc làm đối chứng) (mg);
V = thể tích không khí đã lấy, (lít).
Trong đó:
T - thời gian lấy mẫu, phút;
N - số lần đọc lưu lượng kế;
Li - giá trị lưu lượng tại thời điểm i, (lít/phút).
- Thể tích không khi đã lấy quy về điều kiện tiêu chuẩn (P = 102 kPa; T = 298)
Trong đó:
V0 thể tích không khí ở điều kiện tiêu chuẩn (lít);
p- áp suất không khí lấy mẫu, (kPa);
t- nhiệt độ không khí khi lấy mẫu, (0C).
- Kết quả hàm lượng bụi phân tích được phải ghi cùng với các thông số vật lí đã đo tại mỗi thời điểm và vi trí lấy mẫu tương ứng.
Lưu ý: Các quy định trên được áp dụng đối với bụi có dải kích thước từ 0 < đến 100Pm theo các khoảng thời gian 5 ÷ 10 phút, 30 phút và 480 phút (một ca làm việc).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?