Giống thương phẩm dược liệu là gì? Cơ sở sản xuất giống thương phẩm dược liệu được hỗ trợ sản xuất như thế nào?
Giống thương phẩm dược liệu là gì?
Giống thương phẩm dược liệu được giải thích tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 65/2017/NĐ-CP thì giống thương phẩm dược liệu là giống được sử dụng để nuôi trồng tạo ra sản phẩm làm dược liệu mà không sử dụng để nhân giống.
Giống thương phẩm dược liệu là gì? Cơ sở sản xuất giống thương phẩm dược liệu được hỗ trợ sản xuất như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở sản xuất giống thương phẩm dược liệu được hỗ trợ sản xuất như thế nào?
Cơ sở sản xuất giống thương phẩm dược liệu được hỗ trợ sản xuất được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 65/2017/NĐ-CP như sau:
Hỗ trợ sản xuất giống dược liệu
1. Hỗ trợ 01 lần 50% tổng mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (cải tạo đồng ruộng, thủy lợi, giao thông nội đồng, nhà lưới, nhà kính, chuồng trại, kho bảo quản, xử lý môi trường) cho các cơ sở nhân giống tập trung có quy mô từ 02 ha trở lên đối với cây dược liệu, 0,5 ha trở lên đối với vật nuôi làm dược liệu, tối đa không quá 02 tỷ đồng/01 cơ sở. Đối với cơ sở sản xuất giống dược liệu ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chí do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, mức hỗ trợ tối đa không quá 03 tỷ đồng/01 cơ sở.
2. Hỗ trợ 01 lần 60% chi phí sản xuất giống gốc, 30% chi phí sản xuất giống thương phẩm theo định mức kinh tế kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Trường hợp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, mức hỗ trợ tương ứng là 80% và 50%.
3. Hỗ trợ 100% chi phí tập huấn kỹ thuật cho người trực tiếp sản xuất giống theo nội dung và định mức chi quy định tại Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông và các văn bản hướng dẫn.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở sản xuất giống thương phẩm dược liệu được hỗ trợ sản xuất 01 lần 30% chi phí sản xuất giống thương phẩm theo định mức kinh tế kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Nếu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất thì mức hỗ trợ tương ứng là 50%.
Nguồn vốn hỗ trợ cho cơ sở sản xuất giống thương phẩm dược liệu được quy định như thế nào?
Nguồn vốn hỗ trợ cho cơ sở sản xuất giống thương phẩm dược liệu được quy định được quy định tại Điều 10 Nghị định 65/2017/NĐ-CP như sau:
- Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
- Nguồn vốn tự có, vốn đối ứng của các tổ chức, cá nhân và nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ sản xuất giống thương phẩm dược liệu gồm các tài liệu nào?
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ sản xuất giống thương phẩm dược liệu gồm các tài liệu được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định 65/2017/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục
…
3. Tổ chức, cá nhân đủ điều kiện được hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này thực hiện hỗ trợ sau đầu tư. Hồ sơ, trình tự, thủ tục như sau:
a) Hồ sơ gồm:
Giấy đề nghị hỗ trợ của tổ chức, cá nhân (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
Báo cáo dự án đầu tư.
b) Trình tự, thủ tục
Trước khi thực hiện dự án, tổ chức, cá nhân gửi 03 bộ hồ sơ tới Sở Kế hoạch và Đầu tư của địa phương nơi đăng ký sản xuất.
Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thẩm tra (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cam kết hỗ trợ vốn cho tổ chức, cá nhân (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
Trường hợp sử dụng ngân sách trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi toàn bộ hồ sơ kèm theo văn bản đề nghị thực hiện dự án (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trong thời hạn tối đa 20 ngày làm việc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của Bộ Tài chính, căn cứ vào khả năng cân đối vốn, xem xét để có văn bản cam kết hỗ trợ vốn cho tổ chức, cá nhân (theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức, cá nhân đề nghị hỗ trợ.
Sau khi hoàn thành giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng và hoạt động nuôi trồng dược liệu theo kế hoạch của năm thứ nhất, tổ chức, cá nhân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nghiệm thu kết quả.
Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức nghiệm thu dự án. Biên bản nghiệm thu khối lượng (theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) là căn cứ để giải ngân vốn hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân.
Thủ tục nhận hỗ trợ: Sau khi có biên bản nghiệm thu, tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị giải ngân hỗ trợ (theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này), biên bản nghiệm thu, quyết định hỗ trợ vốn của cơ quan có thẩm quyền gửi Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh để được giải ngân.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị hỗ trợ sản xuất giống thương phẩm dược liệu gồm các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị hỗ trợ
- Báo cáo dự án đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?