Giống dược liệu nào được xem xét bổ sung vào Danh mục giống dược liệu được phép sản xuất tại Việt Nam mà không phải thực hiện khảo nghiệm?
- Giống dược liệu nào được xem xét bổ sung vào Danh mục giống dược liệu được phép sản xuất tại Việt Nam mà không phải thực hiện khảo nghiệm?
- Hồ sơ đề nghị bổ sung giống dược liệu vào Danh mục giống dược liệu được phép sản xuất tại Việt Nam gồm những tài liệu nào?
- Thủ tục bổ sung giống dược liệu vào Danh mục giống dược liệu được phép sản xuất tại Việt Nam được thực hiện thế nào?
Giống dược liệu nào được xem xét bổ sung vào Danh mục giống dược liệu được phép sản xuất tại Việt Nam mà không phải thực hiện khảo nghiệm?
Theo Điều 4 Nghị định 65/2017/NĐ-CP quy định về ưu tiên công nhận giống dược liệu như sau:
Ưu tiên công nhận giống dược liệu
1. Giống dược liệu địa phương được xem xét bổ sung vào Danh mục giống dược liệu được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam không phải thực hiện khảo nghiệm và công nhận giống mới theo quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng 2004, Pháp lệnh giống vật nuôi 2004 và các văn bản hướng dẫn.
2. Giống dược liệu mới do các tổ chức, cá nhân nghiên cứu chọn tạo: Đối với giống cây trồng được xem xét công nhận đặc cách theo quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng 2004 và các văn bản hướng dẫn; đối với giống vật nuôi được công nhận giống mới theo quy định tại Pháp lệnh giống vật nuôi 2004 và các văn bản hướng dẫn.
Theo quy định trên, giống dược liệu địa phương được xem xét bổ sung vào Danh mục giống dược liệu được phép sản xuất tại Việt Nam mà không phải thực hiện khảo nghiệm và công nhận giống mới theo quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng 2004, Pháp lệnh giống vật nuôi 2004 và các văn bản hướng dẫn.
Giống dược liệu địa phương được xem xét bổ sung cũng gồm giống cây trồng được xem xét công nhận đặc cách theo quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng 2004 và các văn bản hướng dẫn.
Và giống vật nuôi được công nhận giống mới theo quy định tại Pháp lệnh giống vật nuôi 2004 và các văn bản hướng dẫn.
Giống dược liệu (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị bổ sung giống dược liệu vào Danh mục giống dược liệu được phép sản xuất tại Việt Nam gồm những tài liệu nào?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 65/2017/NĐ-CP về hồ sơ bổ sung giống dược liệu như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục
1. Hồ sơ, trình tự, thủ tục bổ sung giống dược liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này như sau:
a) Hồ sơ gồm
Công văn đề nghị;
Tờ khai kỹ thuật mô tả nguồn gốc, xuất xứ, đặc điểm của giống, lịch sử khai thác, nuôi trồng, địa bàn và quy mô nuôi trồng, quy trình sản xuất (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị bổ sung giống dược liệu vào Danh mục giống dược liệu được phép sản xuất tại Việt Nam gồm công văn đề nghị và tờ khai kỹ thuật mô tả nguồn gốc, xuất xứ, đặc điểm của giống, lịch sử khai thác, nuôi trồng, địa bàn và quy mô nuôi trồng, quy trình sản xuất.
Thủ tục bổ sung giống dược liệu vào Danh mục giống dược liệu được phép sản xuất tại Việt Nam được thực hiện thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 65/2017/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục
...
b) Trình tự, thủ tục
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi công văn đề nghị bổ sung giống dược liệu vào danh mục giống dược liệu được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công đơn vị trực thuộc tiếp nhận hồ sơ. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, đơn vị tiếp nhận hồ sơ thành lập Hội đồng khoa học thẩm định, trình Bộ trưởng quyết định bổ sung giống dược liệu vào danh mục giống dược liệu được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Trình tự, thủ tục thành lập và quy chế hoạt động của Hội đồng khoa học tuân thủ theo quy định hiện hành về công nhận giống cây trồng, giống vật nuôi.
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho đơn vị gửi hồ sơ biết để hoàn chỉnh.
...
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi công văn đề nghị bổ sung giống dược liệu vào danh mục giống dược liệu được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Và trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, đơn vị tiếp nhận hồ sơ thành lập Hội đồng khoa học thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định bổ sung giống dược liệu vào danh mục giống dược liệu được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho đơn vị gửi hồ sơ biết để hoàn chỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Phòng chống HIV/AIDS được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Ngày đầu tiên tháng 12 là ngày lễ gì? Ngày 1 tháng 12 có phải ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS?
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?