Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa trong việc bồi thường hàng hóa hư hỏng được quy định thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề kinh doanh vận tải hàng hóa. Cho tôi hỏi giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa trong việc bồi thường hàng hóa hư hỏng được quy định thế nào? Câu hỏi của chị Lan Hương ở Đồng Nai.

Người kinh doanh vận tải hàng hóa có những trách nhiệm gì?

Căn cứ Điều 48 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 02/2021/TT-BGTVT quy định về quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa như sau:

Quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa
1. Thực hiện các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 7 Điều 14, Điều 16 và Điều 54 của Thông tư này
2. Xây dựng và thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này; thực hiện các quy định tại Điều 15 của Thông tư này.
3. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải thực hiện các quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 13 của Thông tư này.
4. Trực tiếp điều hành phương tiện, người lái xe của đơn vị mình để thực hiện vận chuyển hàng hoá theo một trong các hình thức sau:
a) Thông qua phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải;
b) Thông qua Hợp đồng vận chuyển;
c) Thông qua Giấy vận tải (Giấy vận chuyển).
5. Quyết định giá cước vận tải đối với hoạt động kinh doanh vận tải của đơn vị.
6. Có trách nhiệm phổ biến cho người lái xe việc chấp hành quy định của pháp luật về trọng tải của phương tiện lưu thông trên đường; không được tổ chức hoặc yêu cầu người lái xe bốc xếp và vận chuyển hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm liên đới nếu xe thuộc quyền quản lý của đơn vị thay đổi các thông số kỹ thuật của xe trái với quy định, vận chuyển hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông.
7. Chịu trách nhiệm khi người lái xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.
8. Đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải phải trang bị cho người lái xe thiết bị truy cập được giao diện thể hiện hợp đồng vận tải điện tử, giấy vận tải (giấy vận chuyển) điện tử.
9. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.

Theo đó, người kinh doanh vận tải hàng hóa có những trách nhiệm được quy định tại Điều 48 nêu trên.

Kinh doanh vận tải hàng hóa

Kinh doanh vận tải hàng hóa (Hình từ Internet)

Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa trong việc bồi thường hàng hóa hư hỏng được quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 10/2020/NĐ-CP về giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa trong việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt như sau:

Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa trong việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt
1. Việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc theo thỏa thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải.
2. Trường hợp không thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thực hiện theo phán quyết của Tòa án hoặc Trọng tài.

Theo quy định trên, việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc theo thỏa thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải.

Nếu hợp đồng không quy định và giữa các bên không thể thỏa thuận thì thực hiện theo phán quyết của Tòa án hoặc Trọng tài.

Người lái xe kinh doanh vận tải hàng hóa có những quyền và trách nhiệm nào?

Theo Điều 49 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về quyền hạn, trách nhiệm của người lái xe kinh doanh vận tải hàng hóa như sau:

Quyền hạn, trách nhiệm của người lái xe kinh doanh vận tải hàng hóa
1. Thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông quy định tại Điều 4 và Điều 6 của Thông tư này.
2. Khi vận chuyển hàng hóa, người lái xe phải mang theo Giấy vận tải và các giấy tờ của người lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật. Người lái xe điều khiển phương tiện có sử dụng phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải phải có thiết bị truy cập được giao diện thể hiện hợp đồng vận tải điện tử, giấy vận tải (giấy vận chuyển) điện tử trong quá trình vận chuyển.
3. Trước khi thực hiện vận chuyển hàng hóa, người lái xe yêu cầu người chịu trách nhiệm xếp hàng hóa lên xe ký xác nhận việc xếp hàng vào Giấy vận tải; từ chối vận chuyển nếu việc xếp hàng không đúng quy định của pháp luật.
4. Có quyền từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không lắp thiết bị giám sát hành trình, camera (đối với loại xe thuộc đối tượng phải lắp) hoặc có lắp nhưng không hoạt động; phương tiện xếp hàng vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép tham gia giao thông.
5. Không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, camera lắp trên xe.
6. Không chở quá khối lượng hàng hoá cho phép tham gia giao thông hoặc vượt quá khổ giới hạn của xe được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô.
7. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, người lái xe kinh doanh vận tải hàng hóa có những quyền và trách nhiệm được quy định tại Điều 49 nêu trên.

Kinh doanh vận tải hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng Container bắt buộc phải lắp camera hành trình? Quy trình bảo đảm an toàn giao thông?
Pháp luật
Không niêm yết tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa trên cánh cửa xe, tài xế ô tô tải có bị phạt hành chính?
Pháp luật
Khi tham gia giao thông tài xế xe kinh doanh vận tải hàng hóa cần mang theo những loại giấy tờ gì theo quy định?
Pháp luật
Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô phải đảm bảo hợp đồng vận chuyển hàng hóa có đầy đủ những nội dung nào?
Pháp luật
Từ 01/7/2023, tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu?
Pháp luật
Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có phải kiểm kê khí nhà kính không? Nếu có thì kiểm kê khí nhà kính được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người lái xe kinh doanh vận tải hàng hóa không mang theo Giấy vận tải sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc muốn kinh doanh vận tải hàng hóa thì xin cấp phù hiệu loại gì? Và hồ sơ xin cấp phù hiệu này bao gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Muốn kinh doanh vận tải hàng hóa thì xin cấp loại phù hiệu gì cho xe ô tô? Không gắn phù hiệu thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường phải xin cấp phù hiệu gì và không gắn phù hiệu 'XE TẢI' sẽ bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh vận tải hàng hóa
6,777 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh vận tải hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh vận tải hàng hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào