Giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình có phải là giấy phép xây dựng? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng?
Giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình có phải là giấy phép xây dựng?
Giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình có phải là giấy phép xây dựng hay không thì căn cứ quy định tại Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) như sau:
Quy định chung về cấp giấy phép xây dựng
...
i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;
k) Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.
3. Giấy phép xây dựng gồm:
a) Giấy phép xây dựng mới;
b) Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
c) Giấy phép di dời công trình;
d) Giấy phép xây dựng có thời hạn.
4. Công trình được cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn khi đã có thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của từng giai đoạn được thẩm định và phê duyệt theo quy định của Luật này.
5. Đối với dự án đầu tư xây dựng có nhiều công trình, giấy phép xây dựng được cấp cho một, một số hoặc tất cả các công trình thuộc dự án khi các công trình có yêu cầu thi công đồng thời, bảo đảm các yêu cầu về điều kiện, thời hạn cấp giấy phép xây dựng và yêu cầu đồng bộ của dự án.
Theo quy định thì giấy phép xây dựng bao gồm:
- Giấy phép xây dựng mới;
- Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
- Giấy phép di dời công trình;
- Giấy phép xây dựng có thời hạn.
Như vậy, giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình là một loại giấy phép xây dựng.
Giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình có phải là giấy phép xây dựng? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng? (Hình từ Internet)
Ngoài đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình còn có những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 96 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình.
2. Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.
3. Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.
4. Đối với công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.
Như vậy, ngoài đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình còn bao gồm những tài liệu sau đây:
- Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.
- Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.
- Đối với công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.
Phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 98 Luật Xây dựng 2014 thì trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:
- Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
- Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
- Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
Lưu ý: Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:
- Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng;
- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;
- Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng;
- Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
Tham khảo mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng sau đây: >>TẢI VỀ<<
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán? Được dùng tiền ký quỹ khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt đúng không?
- Tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp có là đối tượng phải công bố thông tin trong lĩnh vực chứng khoán?
- Đoàn cơ sở là gì? Đoàn cơ sở họp mỗi tháng bao nhiêu lần? Nhiệm kỳ Đại hội Đoàn cơ sở là bao nhiêu năm?
- Có được khởi kiện thay người khác trong vụ án dân sự? Nếu được thì có bị trả lại đơn khởi kiện khi không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự?
- Tổng hợp 09 mẫu giấy ủy quyền mới nhất hiện nay? Giấy ủy quyền không nêu rõ thời hạn đại diện thì tính thế nào?