Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải được đề nghị điều chỉnh trong những trường hợp nào?
Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải được đề nghị điều chỉnh trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 23 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải được đề nghị điều chỉnh trong những trường hợp:
- Nguồn nước không bảo đảm việc cung cấp nước bình thường;
- Nhu cầu khai thác, sử dụng nước tăng mà chưa có biện pháp xử lý, bổ sung nguồn nước;
- Xảy ra các tình huống khẩn cấp cần phải hạn chế việc khai thác, sử dụng nước;
- Bổ sung giếng, điều chỉnh lưu lượng khai thác giữa các giếng dẫn đến tăng lưu lượng nước khai thác của công trình nhưng không vượt quá 25% lưu lượng quy định trong giấy phép đã được cấp.
+ Trường hợp điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất mà có bổ sung giếng thì phải có phương án thiết kế, thi công giếng, dự kiến tác động của việc khai thác, sử dụng nước đến nguồn nước và đến các đối tượng khai thác, sử dụng nước khác và được cơ quan thẩm định quy định tại Điều 29 Nghị định 02/2023/NĐ-CP chấp thuận bằng văn bản trước khi thi công.
Trong thời hạn 30 ngày sau khi hoàn thành việc thi công giếng, chủ công trình phải nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép theo quy định;
+ Trường hợp khoan giếng mới tương tự để thay thế giếng cũ bị hỏng, suy thoái hoặc bị giải tỏa với thông số khai thác không thay đổi thì không phải thực hiện thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép nhưng phải được cơ quan thẩm định xem xét, chấp thuận phương án khoan giếng thay thế và xác nhận bằng văn bản sau khi hoàn thành việc khoan thay thế.
Mà có văn bản xác nhận là thành phần không thể tách rời của giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đã được cấp. Số lượng giếng thay thế không được vượt quá 50% số lượng giếng theo giấy phép được cấp. Khoảng cách giếng thay thế không được vượt quá 1,5 lần chiều dày tầng chứa nước khai thác tại giếng đó, trường hợp vượt quá thì phải thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép.
- Có sự thay đổi về mục đích khai thác, sử dụng nước theo quy định của giấy phép được cấp trước đó;
- Có sự thay đổi về chế độ khai thác của công trình;
- Chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khác với quy định tại khoản 3 Điều này.
Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải được đề nghị điều chỉnh trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 31 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định:
Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất
...
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép;
b) Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tinh hỉnh thực hiện giấy phép, Trường hợp điều chỉnh giấy phép có liên quan đến quy mô công trình, số lượng giếng khai thác, mực nước khai thác thì phải nêu rõ phương án khai thác nước;
c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
d) Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước dưới đất đối với trường hợp điều chỉnh giấy phép.
Theo đó, hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất bao gồm:
- Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép;
- Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tinh hỉnh thực hiện giấy phép, Trường hợp điều chỉnh giấy phép có liên quan đến quy mô công trình, số lượng giếng khai thác, mực nước khai thác thì phải nêu rõ phương án khai thác nước;
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước dưới đất đối với trường hợp điều chỉnh giấy phép.
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 32 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định:
Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất
...
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép;
b) Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép. Trường hợp điều chỉnh quy mô công trình, phương thức, chế độ khai thác sử dụng nước, quy trình vận hành công trình thì phải kèm theo đề án khai thác nước;
c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 03 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ (trừ mục đích khai thác, sử dụng nước cho thủy điện);
Theo đó, Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển bao gồm
- Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép;
- Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép. Trường hợp điều chỉnh quy mô công trình, phương thức, chế độ khai thác sử dụng nước, quy trình vận hành công trình thì phải kèm theo đề án khai thác nước;
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 03 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ (trừ mục đích khai thác, sử dụng nước cho thủy điện);
Nghị định 02/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 20/03/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?