Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có giá trị khi nào? Sử dụng Giấy chứng nhận không còn giá trị thì bị xử phạt thế nào?
- Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có giá trị khi nào?
- Sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán không còn giá trị thì bị xử phạt thế nào?
- Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt người sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán không còn giá trị không?
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có giá trị khi nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Kế toán 2015 về đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán như sau:
Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
...
3. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
...
Theo quy định trên, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
Dịch vụ kế toán (Hình từ Internet)
Sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán không còn giá trị thì bị xử phạt thế nào?
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp trả lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính theo quy định chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định;
b) Sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán đã hết hiệu lực hoặc không còn giá trị để thực hiện các hoạt động dịch vụ kế toán.
...
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, người sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán không còn giá trị để thực hiện các hoạt động dịch vụ kế toán thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt người sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán không còn giá trị không?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
...
3. Thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 70 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh thanh tra Bộ Tài chính như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra tài chính
...
3. Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Như vậy, Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập với mức phạt tiền cao nhất là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do người sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán không còn giá trị để thực hiện các hoạt động dịch vụ kế toán thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 10.000.000 đồng nên Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt người này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kịch bản sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề trường mầm non? Tải về file word Kịch bản sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề?
- Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm những thành phần nào? Căn cứ xem xét quyết định nghiệm thu hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh?
- Mẫu Bảng giá dự thầu của hàng hóa trong hồ sơ yêu cầu mua sắm hàng hóa mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo UBND xã? Hướng dẫn cách viết Báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo UBND xã?
- Lời chúc ngày Quốc tế Đàn ông 19 11 cho tất cả đàn ông? Tổng hợp lời chúc 19 11 cho cha, thầy giáo, người yêu, đồng nghiệp?