Giấy chứng nhận chức danh pháp lý trong ngành Kiểm sát bao gồm những loại nào? Thu hồi GCN được quy định ra sao?
Giấy chứng nhận chức danh pháp lý trong ngành Kiểm sát bao gồm những loại nào?
Tại Điều 5 Quyết định 54/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định như sau:
Giấy chứng minh và Giấy chứng nhận chức danh pháp lý ngành Kiểm sát
1. Giấy chứng minh chức danh pháp lý trong ngành Kiểm sát gồm: Giấy chứng minh Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp;
2. Giấy chứng nhận chức danh pháp lý trong ngành Kiểm sát gồm: Giấy chứng nhận Thủ trưởng, Phó thủ trưởng, Điều tra viên Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương; Giấy chứng nhận Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Chiếu theo quy định này thì Giấy chứng nhận chức danh pháp lý trong ngành Kiểm sát bao gồm các loại giấy sau:
- Giấy chứng nhận Thủ trưởng, Phó thủ trưởng, Điều tra viên Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương;
- Giấy chứng nhận Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Giấy chứng nhận chức danh pháp lý trong ngành Kiểm sát bao gồm những loại nào? Thu hồi GCN được quy định ra sao? (hình từ Internet)
Việc quản lý Giấy chứng nhận chức danh pháp lý trong ngành Kiểm sát được thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 10 Quyết định 54/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định về việc Giấy chứng nhận chức danh pháp lý trong ngành Kiểm sát được thực hiện như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức không được sử dụng Giấy chứng nhận chức danh pháp lý vào mục đích tư lợi hoặc vào việc riêng;
- Cán bộ, công chức, viên chức không được dùng Giấy chứng nhận chức danh pháp lý thay giấy giới thiệu, giấy chứng minh nhân dân hoặc các loại giấy tờ tuỳ thân khác;
- Cán bộ, công chức, viên chức không được cho người khác mượn Giấy chứng nhận chức danh pháp lý.
- Cán bộ, công chức, viên chức khi mất Giấy chứng nhận chức danh pháp lý phải trình báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất và báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát hoặc thủ trưởng cơ quan nơi mình đang công tác.
Trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận chức danh pháp lý trong ngành Kiểm sát được quy định ra sao?
Theo Điều 12 Quyết định 54/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định về trường hợp cấp, đổi và thu hồi Giấy chứng nhận chức danh pháp lý trong ngành Kiểm sát được thực hiện như sau:
Trường hợp cấp, đổi và thu hồi phù hiệu, cấp hiệu, Giấy chứng minh và Giấy chứng nhận chức danh pháp lý
1. Phù hiệu, cấp hiệu hoặc Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý bị mất hoặc bị hư hỏng, cán bộ, công chức, viên chức phải có bản tường trình và đề nghị cấp lại. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ xem xét cấp lại sau khi cán bộ, công chức, viên chức có bản tường trình trong đó có xác nhận và đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, Kiểm sát viên, Điều tra viên và Kiểm tra viên các cấp được bổ nhiệm vào ngạch, chức danh cao hơn hoặc thấp hơn ngạch, chức danh đang giữ; được điều động công tác từ Viện kiểm sát nhân dân địa phương này đến Viện kiểm sát nhân dân địa phương khác, từ Viện kiểm sát quân sự này đến Viện kiểm sát quân sự khác (không cùng cấp, sang tỉnh hoặc quân khu, quân chủng khác), từ Viện kiểm sát nhân dân địa phương đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao và ngược lại, phải nộp lại Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý đang giữ và được đổi Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý mới theo ngạch, chức danh được bổ nhiệm.
3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức khi chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị thuộc ngành khác hoặc miễn nhiệm phải nộp lại phù hiệu, cấp hiệu, Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương, thủ trưởng đơn vị nơi mình công tác khi có quyết định.
4. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, Kiểm sát viên, Điều tra viên và Kiểm tra viên được nghỉ hưu theo chế độ phải nộp lại Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý cho Viện kiểm sát nhân dân địa phương, đơn vị nơi mình công tác khi nhận quyết định.
5. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, Kiểm sát viên, Điều tra viên và Kiểm tra viên bị cách chức danh hoặc buộc thôi việc phải nộp lại phù hiệu, cấp hiệu, Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý cho Viện kiểm sát địa phương, đơn vị nơi mình công tác khi có quyết định cách chức hoặc buộc thôi việc.
6. Cán bộ, công chức, viên chức khác không giữ chức danh pháp lý bị buộc thôi việc phải nộp lại phù hiệu, cấp hiệu cho Viện kiểm sát nhân dân địa phương, đơn vị nơi mình công tác khi có quyết định buộc thôi việc.
Theo đó, việc thu hồi Giấy chứng nhận chức danh pháp lý được thực hiện khi Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, Kiểm sát viên, Điều tra viên và Kiểm tra viên nghỉ hưu theo chế độ hoặc bị cách chức danh hoặc buộc thôi việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?