Giấy cầm xe máy, hợp đồng cầm xe máy là gì? Việc cầm xe máy chấm dứt trong những trường hợp nào?
Giấy cầm xe máy là gì? Bên cầm cố có những nghĩa vụ và quyền hạn thế nào?
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định.
Giấy cầm xe máy hay hợp đồng cầm xe máy là giấy tờ để chứng minh giao dịch cầm cố xe máy giữa người cầm cố và đơn vị nhận cầm cố. Sau khi thỏa thuận thành công, mỗi bên sẽ giữ một bản hợp đồng có đầy đủ chữ ký xác nhận. Hợp đồng là căn cứ chứng minh giao dịch cầm cố là có thật và bảo vệ quyền lợi của các bên khi có sự cố, tranh chấp xảy ra.
Ngoài hợp đồng cầm xe máy thì hợp đồng cầm đồ còn được áp dụng cho nhiều đối tượng tài sản khác như: ô tô, điện thoại, laptop, máy tính, bất động sản, giấy tờ tùy thân…
Bên cầm cố có những nghĩa vụ được quy định tại Điều 311 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận. Nghĩa vụ này được hướng dẫn tại Điều 31 Nghị định 21/2021/NĐ-CP như sau:
Giao tài sản cầm cố
1. Thỏa thuận về giao tài sản cầm cố quy định tại khoản 1 Điều 311 của Bộ luật Dân sự có thể là việc bên cầm cố giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố giữ hoặc giao cho người thứ ba giữ. Bên nhận cầm cố có thể giữ tài sản cầm cố tại nơi có tài sản hoặc tại địa điểm do mình lựa chọn.
2. Trường hợp tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên nhận cầm cố đang giữ tài sản đó phải thông báo cho bên cầm cố và yêu cầu bên cầm cố cho biết cách giải quyết trong thời hạn hợp lý; nếu hết thời hạn đó mà bên cầm cố không trả lời thì bên nhận cầm cố thực hiện biện pháp cần thiết để ngăn chặn.
3. Trường hợp tài sản cầm cố là vật do người thứ ba giữ mà có nguy cơ bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì quyền và nghĩa vụ giữa người thứ ba và bên nhận cầm cố được thực hiện theo hợp đồng gửi giữ tài sản.
4. Quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không áp dụng trong trường hợp vật cầm cố bị hao mòn tự nhiên.
- Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.
- Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Và bên cầm cố có các quyền theo quy định tại Điều 312 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác quy định tại khoản 3 Điều 314 Bộ luật Dân sự 2015 nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
- Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
- Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
Giấy cầm xe máy, hợp đồng cầm xe máy (Hình từ Internet)
Giấy cầm xe máy, hợp đồng cầm xe máy có hiệu lực từ khi nào?
Hiệu lực của cầm cố tài sản theo quy định tại Điều 310 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Hiệu lực của cầm cố tài sản
1. Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Theo các quy định trên, giấy cầm xe máy, hợp đồng cầm xe máy có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Việc cầm xe máy chấm dứt trong trường hợp nào?
Việc chấm dứt cầm cố tài sản được quy định tại Điều 315 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Chấm dứt cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
2. Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
3. Tài sản cầm cố đã được xử lý.
4. Theo thỏa thuận của các bên.
Theo quy định trên, việc cầm xe máy chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
- Việc cầm cố xe máy được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
- Tài sản cầm cố là xe máy đã được xử lý.
- Theo thỏa thuận của các bên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?