Giáo viên trung học cơ sở được đánh giá và xếp loại hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên khi nào?
- Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên trung học cơ sở là đánh giá những nội dung gì?
- Giáo viên trung học cơ sở được xếp loại hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên khi nào?
- Cơ chế phối hợp giữa sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo với trường trung học cơ sở thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên như thế nào?
Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên trung học cơ sở là đánh giá những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên (sau đây gọi là Quy chế) ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực kể từ ngày 20/01/2023) quy định như sau:
Đánh giá và xếp loại kết quả BDTX
1. Đánh giá việc vận dụng kiến thức bồi dưỡng thường xuyên vào thực tiễn dạy học, giáo dục trẻ em, học sinh, học viên; thực tiễn quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Đánh giá cần kết hợp giữa đánh giá thường xuyên với đánh giá định kì bằng nhiều phương pháp, hình thức phù hợp thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch bảo đảm về mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung Chương trình bồi dưỡng thường xuyên, phù hợp với thực tiễn và các quy định tại Quy chế này.
...
Theo đó, để đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên trung học cơ sở là đánh giá việc vận dụng kiến thức bồi dưỡng thường xuyên vào thực tiễn dạy học, giáo dục trẻ em, học sinh, học viên; thực tiễn quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
Đánh giá cần kết hợp giữa đánh giá thường xuyên với đánh giá định kì bằng nhiều phương pháp, hình thức phù hợp thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch bảo đảm về mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung Chương trình bồi dưỡng thường xuyên, phù hợp với thực tiễn và các quy định tại Quy chế này.
Trước đây, căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên (sau đây gọi là Quy chế) ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Đánh giá và xếp loại kết quả BDTX
1. Đánh giá việc vận dụng kiến thức BDTX vào thực tiễn dạy học, giáo dục trẻ em, học sinh; thực tiễn quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Đánh giá thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (đối với các nội dung lý thuyết), bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch (đối với nội dung thực hành) đảm bảo đáp ứng yêu cầu về mục tiêu, yêu cầu cần đạt và nội dung Chương trình BDTX và quy định tại Quy chế này.
...
Theo đó, để đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên trung học cơ sở là đánh giá việc vận dụng kiến thức bồi dưỡng thường xuyên vào thực tiễn dạy học, giáo dục học sinh trường trung học cơ sở.
Đánh giá thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (đối với các nội dung lý thuyết), bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch (đối với nội dung thực hành) đảm bảo đáp ứng yêu cầu về mục tiêu, yêu cầu cần đạt và nội dung Chương trình bồi dưỡng thường xuyên và quy định tại Quy chế này.
Giáo viên trung học cơ sở được xếp loại hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên khi nào? (Hình từ Internet)
Giáo viên trung học cơ sở được xếp loại hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên khi nào?
Giáo viên trung học cơ sở được xếp loại hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực kể từ ngày 20/01/2023) quy định như sau:
Đánh giá và xếp loại kết quả BDTX
...
2. Các bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch được chấm theo thang điểm 10 (mười) và được xếp loại đạt yêu cầu nếu đạt điểm 5 (năm) trở lên.
3. Xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên:
a) Hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Giáo viên, cán bộ quản lý được xếp loại hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên khi thực hiện đầy đủ quy định của các khóa bồi dưỡng trong năm học; hoàn thành đầy đủ các bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch với kết quả đạt yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều này.
b) Không hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Giáo viên, cán bộ quản lý không đáp ứng được các yêu cầu theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
4. Kết quả đánh giá, xếp loại bồi dưỡng thường xuyên được lưu vào hồ sơ và là căn cứ thực hiện chế độ, chính sách bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp và sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý.
Theo đó, các bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch được chấm theo thang điểm 10 (mười) và được xếp loại đạt yêu cầu nếu đạt điểm 5 (năm) trở lên.
Giáo viên trung học cơ sở được xếp loại hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên khi thực hiện đầy đủ quy định của các khóa bồi dưỡng trong năm học; hoàn thành đầy đủ các bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch với kết quả đạt yêu cầu theo quy định trên.
Trước đây, căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Đánh giá và xếp loại kết quả BDTX
...
2. Bài kiểm tra lý thuyết, thực hành chấm theo thang điểm 10 và đạt yêu cầu khi đạt điểm từ 05 trở lên.
3. Xếp loại kết quả:
a) Hoàn thành kế hoạch BDTX: Giáo viên, cán bộ quản lý được xếp loại hoàn thành kế hoạch BDTX khi thực hiện đầy đủ các quy định của khóa bồi dưỡng; hoàn thành đủ các bài kiểm tra với kết quả đạt yêu cầu trở lên theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Không hoàn thành kế hoạch BDTX: Giáo viên, cán bộ quản lý không đáp ứng được các yêu cầu tại điểm a Khoản này.
4. Giáo viên, cán bộ quản lý được xếp loại hoàn thành kế hoạch BDTX thì được cấp chứng chỉ hoàn thành kế hoạch BDTX. Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ và là căn cứ thực hiện chế độ, chính sách bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp và sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý.
Theo đó, giáo viên trung học cơ sở được xếp loại hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên khi thực hiện đầy đủ các quy định của khóa bồi dưỡng. Đồng thời, hoàn thành đủ các bài kiểm tra lý thuyết, thực hành với kết quả đạt yêu cầu đạt điểm từ 05 trở lên.
Giáo viên trung học cơ sở được xếp loại hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên thì được cấp chứng chỉ hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên.
Kết quả đánh giá bồi dưỡng thường xuyên được lưu vào hồ sơ và là căn cứ thực hiện chế độ, chính sách bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp và sử dụng giáo viên.
Cơ chế phối hợp giữa sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo với trường trung học cơ sở thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực kể từ ngày 20/01/2023) quy định như sau:
Cơ chế phối hợp giữa sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo với cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX trong việc thực hiện BDTX
1. Sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo theo thẩm quyền, chủ trì, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX thực hiện nhiệm vụ sau:
a) Khảo sát nhu cầu BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý để xây dựng kế hoạch BDTX phù hợp với đối tượng và nhu cầu thực tiễn;
b) Tổ chức BDTX giáo viên, cán bộ quản lý theo Chương trình BDTX và quy định tại Quy chế này.
2. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX chủ trì, phối hợp sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo thực hiện nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức biên soạn và thẩm định tài liệu BDTX đảm bảo chất lượng và theo quy định;
b) Cung cấp tài liệu bồi dưỡng và thông tin kịp thời về tình hình bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lý;
c) Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên; đánh giá, xếp loại và gửi kết quả bồi dưỡng thường xuyên về Sở Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo theo thẩm quyền, chủ trì, phối hợp với trường trung học cơ sở thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Khảo sát nhu cầu BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý để xây dựng kế hoạch BDTX phù hợp với đối tượng và nhu cầu thực tiễn;
- Tổ chức BDTX giáo viên, cán bộ quản lý theo Chương trình BDTX và quy định tại Quy chế này.
Trường trung học cơ sở thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên chủ trì, phối hợp sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo thực hiện nhiệm vụ sau:
- Tổ chức biên soạn và thẩm định tài liệu BDTX đảm bảo chất lượng và theo quy định;
- Cung cấp tài liệu bồi dưỡng và thông tin kịp thời về tình hình bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lý;
- Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên; đánh giá, xếp loại và gửi kết quả bồi dưỡng thường xuyên về Sở Giáo dục và Đào tạo.
Trước đây, căn cứ theo Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Cơ chế phối hợp giữa sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo với cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX trong việc thực hiện BDTX
1. Sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo theo thẩm quyền, chủ trì, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX thực hiện nhiệm vụ sau:
a) Khảo sát nhu cầu BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý để xây dựng kế hoạch BDTX phù hợp với đối tượng và nhu cầu thực tiễn;
b) Tổ chức BDTX giáo viên, cán bộ quản lý theo Chương trình BDTX và quy định tại Quy chế này.
2. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX chủ trì, phối hợp sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo thực hiện nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức biên soạn và thẩm định tài liệu BDTX đảm bảo chất lượng và theo quy định;
b) Cung cấp tài liệu bồi dưỡng và thông tin kịp thời về tình hình bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lý;
c) Thực hiện BDTX và đánh giá kết quả BDTX theo quy định.
Theo đó, sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo theo thẩm quyền, chủ trì, phối hợp với trường trung học cơ sở thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Khảo sát nhu cầu BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý để xây dựng kế hoạch BDTX phù hợp với đối tượng và nhu cầu thực tiễn;
- Tổ chức BDTX giáo viên, cán bộ quản lý theo Chương trình BDTX và quy định tại Quy chế này.
Trường trung học cơ sở thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên chủ trì, phối hợp sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo thực hiện nhiệm vụ sau:
- Tổ chức biên soạn và thẩm định tài liệu BDTX đảm bảo chất lượng và theo quy định;
- Cung cấp tài liệu bồi dưỡng và thông tin kịp thời về tình hình bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lý;
- Thực hiện BDTX và đánh giá kết quả BDTX theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?