Giáo viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục hòa nhập có phải tư vấn cho người khuyết tật hay không?

Giáo viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục hòa nhập có phải tư vấn cho người khuyết tật hay không? Bên cạnh đó thì giáo viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục hòa nhập có được hưởng chính sách ưu đãi hay không? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Thanh Ngân đến từ Cần Thơ.

Giáo viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục hòa nhập có phải tư vấn cho người khuyết tật hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT như sau:

Nhiệm vụ của giáo viên, giảng viên
Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định đối với nhà giáo, giáo viên, giảng viên tham gia giáo dục hòa nhập thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Tôn trọng và thực hiện các quyền của người khuyết tật.
2. Bảo mật thông tin về tình trạng khuyết tật của cá nhân người khuyết tật và gia đình người khuyết tật.
3. Phối hợp với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật và gia đình người khuyết tật lập kế hoạch giáo dục cá nhân đối với người khuyết tật học hòa nhập; tổ chức hoạt động giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân của người khuyết tật.
4. Phát hiện và đề xuất giải pháp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện giáo dục hòa nhập.
5. Tư vấn cho người khuyết tật và gia đình người khuyết tật về dịch vụ hỗ trợ, can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập, định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật.
6. Phối hợp với đồng nghiệp, gia đình và các tổ chức, cá nhân có liên quan để xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập, thân thiện đối với người khuyết tật.
7. Thường xuyên tự bồi dưỡng, đổi mới phương pháp, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập.

Theo đó, giáo viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục hòa nhập có nhiệm vụ tư vấn cho người khuyết tật và gia đình người khuyết tật về dịch vụ hỗ trợ, can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập, định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật.

Cơ sở giáo dục hòa nhập

Cơ sở giáo dục hòa nhập

Giáo viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục hòa nhập có được hưởng chính sách ưu đãi hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT như sau:

Quyền của giáo viên, giảng viên
Ngoài các quyền theo quy định đối với nhà giáo, giáo viên, giảng viên tham gia giáo dục hòa nhập được hưởng các quyền sau đây:
1. Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập.
2. Được tham quan, học tập kinh nghiệm về giáo dục hòa nhập.
3. Được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong giáo dục hòa nhập.
4. Được hưởng các chính sách ưu đãi trong giáo dục hòa nhập theo quy định hiện hành.

Như vậy, theo quy định trên thì giáo viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục hòa nhập sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi trong giáo dục hòa nhập theo quy định hiện hành.

Nhân viên hỗ trợ trong cơ sở giáo dục hòa nhập có nhiệm vụ và tiêu chuẩn ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT như sau:

Nhiệm vụ của nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
Nhiệm vụ của nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 22 tháng 6 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập.

Bên cạnh đó, tại Điều 3 Thông tư liên tịch 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV như sau:

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập
1. Nhiệm vụ
a) Thực hiện chương trình, kế hoạch hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo yêu cầu và quy định của đơn vị;
b) Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho người khuyết tật;
c) Hỗ trợ người khuyết tật học tập và rèn luyện kĩ năng đặc thù, kĩ năng sống phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật;
d) Hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục người khuyết tật;
đ) Tham gia huy động người khuyết tật đến trường học tập;
e) Hỗ trợ, tư vấn cho gia đình người khuyết tật và cộng đồng về kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục người khuyết tật.
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
a) Có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, tích cực cải tiến, đúc rút kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng đối với người khuyết tật; hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật;
c) Có trách nhiệm hợp tác với đồng nghiệp, gia đình người khuyết tật và các tổ chức, cá nhân khác trong việc hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
d) Thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với môi trường giáo dục.
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các ngành: sư phạm, y tế, công tác xã hội, tâm lí và có chứng chỉ nghiệp vụ về hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin.
4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Có kiến thức hiểu biết về pháp luật, thực hiện pháp luật trong nhà trường và văn hóa học đường;
b) Có hiểu biết về đặc điểm, nhu cầu của người khuyết tật; công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật và các chính sách của Nhà nước, của ngành, của địa phương liên quan đến công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
c) Thực hiện hoặc phối hợp thực hiện được nội dung chương trình hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo cấp học;
d) Vận dụng được kiến thức và kĩ năng chuyên môn cơ bản vào thực tiễn hỗ trợ giáo dục cho người khuyết tật;
đ) Có kĩ năng hỗ trợ, tư vấn, tham gia, phối hợp với giáo viên, gia đình và cộng đồng trong giáo dục người khuyết tật.

Theo đó, nhân viên hỗ trợ trong cơ sở giáo dục hòa nhập có nhiệm vụ theo quy định trên và tiêu chuẩn của nhân viên hỗ trợ cũng đã được quy định rõ ràng ở Điều luật trên.

Thông tin đến bạn đọc tham khảo thêm.

Cơ sở giáo dục hòa nhập
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là gì? Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập trong các cơ sở giáo dục có các thiết bị nào?
Pháp luật
Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khi học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục hòa nhập được hưởng những quyền lợi gì?
Pháp luật
Kế hoạch giáo dục cá nhân dành cho học sinh khuyết tật sẽ do học sinh hay Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập xây dựng?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục hòa nhập sắp xếp lớp học được bao nhiêu người? Kế hoạch giáo dục cá nhân khi học giáo dục hòa nhập bao gồm những gì?
Pháp luật
Gia đình người khuyết tật không cung cấp đầy đủ hồ sơ cho cơ sở giáo dục hòa nhập thì cơ sở giáo dục phải làm như thế nào?
Pháp luật
Việc đánh giá công tác giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật do cơ quan nào thực hiện? Các thiết bị phục vụ cho giáo dục hòa nhập do ai phụ trách đảm bảo?
Pháp luật
Người khuyết tật theo học tại cơ sở giáo dục hòa nhập thì có những nhiệm vụ gì? Người khuyết tật học tại cơ sở giáo dục hòa nhập thì có người hỗ trợ hay không?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục hòa nhập có phải đảm bảo về thông tin của người khuyết tật không? Các điều kiện tối thiểu để đáp ứng yêu cầu giáo dục hòa nhập tại thị xã do cơ quan nào chỉ đạo?
Pháp luật
Giáo viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục hòa nhập có phải tư vấn cho người khuyết tật hay không?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục hòa nhập phải xây dựng môi trường như thế nào? Kế hoạch giáo dục cá nhân khi học giáo dục hòa nhập thì gia đình người khuyết tật có tham gia xây dựng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở giáo dục hòa nhập
917 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở giáo dục hòa nhập

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở giáo dục hòa nhập

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào