Giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô chạy sai tuyến đường trong giấy phép xe tập lái bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô chạy sai tuyến đường trong giấy phép xe tập lái bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Cảnh sát giao thông có quyền phạt tiền đối với giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô chạy sai tuyến đường trong giấy phép xe tập lái không?
- Trình tự thực hiện thủ tục cấp giấy phép xe tập lái được quy định như thế nào?
Giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô chạy sai tuyến đường trong giấy phép xe tập lái bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Hành vi chạy sai tuyến đường trong giấy phép xe tập lái của giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe
1. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với giáo viên dạy lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giáo viên dạy thực hành để học viên không có phù hiệu “Học viên tập lái xe” lái xe tập lái hoặc có phù hiệu nhưng không đeo khi lái xe tập lái;
b) Giáo viên dạy thực hành chở người, hàng trên xe tập lái trái quy định;
c) Giáo viên dạy thực hành chạy sai tuyến đường trong Giấy phép xe tập lái; không ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe (kể cả trong sân tập lái và ngoài đường giao thông công cộng);
d) Không đeo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe” khi giảng dạy;
đ) Không có giáo án của môn học được phân công giảng dạy theo quy định hoặc có giáo án nhưng không phù hợp với môn được phân công giảng dạy;
e) Giáo viên dạy thực hành không mang theo Giấy phép xe tập lái hoặc mang theo Giấy phép xe tập lái đã hết giá trị sử dụng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng xe tập lái không có mui che mưa, nắng; không có ghế ngồi gắn chắc chắn trên thùng xe cho người học theo quy định;
b) Không thực hiện việc ký hợp đồng đào tạo, thanh lý hợp đồng đào tạo với người học lái xe theo quy định hoặc có ký hợp đồng đào tạo, thanh lý hợp đồng đào tạo nhưng không do người học lái xe trực tiếp ký;
c) Không công khai quy chế tuyển sinh, quản lý đào tạo và mức thu học phí theo quy định.
...
Theo đó, giáo viên dạy thực hành chạy sai tuyến đường trong giấy phép xe tập lái có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
Giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô chạy sai tuyến đường trong giấy phép xe tập lái bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Cảnh sát giao thông có quyền phạt tiền đối với giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô chạy sai tuyến đường trong giấy phép xe tập lái không?
Thẩm quyền phạt hành chính của cảnh sát giao thông được quy định tại điểm h khoản 2 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
...
h) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 1; điểm a khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c khoản 3; điểm d khoản 4; khoản 8 Điều 37;
...
Theo đó, cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô chạy sai tuyến đường trong giấy phép xe tập lái.
Trình tự thực hiện thủ tục cấp giấy phép xe tập lái được quy định như thế nào?
Trình tự thực hiện thủ tục cấp giấy phép xe tập lái được quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 65/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 70/2022/NĐ-CP) như sau:
- Tổ chức gửi danh sách quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 65/2016/NĐ-CP kèm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 65/2016/NĐ-CP;
- Sở Giao thông vận tải hoặc Cục Đường bộ Việt Nam tổ chức kiểm tra cấp giấy phép xe tập lái cho tổ chức đề nghị cấp phép tại thời điểm kiểm tra cấp giấy phép đào tạo lái xe;
- Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép đào tạo lái xe cho cơ sở đào tạo, Sở Giao thông vận tải hoặc Cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy phép xe tập lái. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Trường hợp cấp lại giấy phép xe tập lái hoặc bổ sung xe tập lái: Cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ bao gồm các thành phần nêu tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 65/2016/NĐ-CP, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 65/2016/NĐ-CP.
Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc Cục Đường bộ Việt Nam tổ chức kiểm tra, cấp giấy phép xe tập lái cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?