Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng phải tham dự bồi dưỡng kiến thức về pháp luật định kỳ bao lâu?
Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng phải tham dự bồi dưỡng kiến thức về pháp luật định kỳ bao lâu?
Theo Điều 4 Thông tư 42/2022/TT-BCA quy định về bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Giáo viên chủ nhiệm như sau:
Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Giáo viên chủ nhiệm
1. Định kỳ hai năm một lần, Giáo viên chủ nhiệm phải tham dự bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, tâm lý và nghiệp vụ Giáo viên chủ nhiệm do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng tổ chức.
2. Nội dung bồi dưỡng
a) Quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động của Giáo viên chủ nhiệm;
b) Công tác quản lý, giáo dục, tổ chức lao động, đào tạo nghề nghiệp, thực hiện chế độ, chính sách và tổ chức phát động các phong trào thi đua cho học sinh;
c) Các nội dung khác có liên quan đến yêu cầu, nhiệm vụ công tác của Giáo viên chủ nhiệm.
3. Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng có trách nhiệm biên soạn, phát hành tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Giáo viên chủ nhiệm.
Theo quy định trên, giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng phải tham dự bồi dưỡng kiến thức về pháp luật do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng tổ chức định kỳ 02 năm một lần.
Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng phải tham dự bồi dưỡng kiến thức về pháp luật định kỳ bao lâu? (Hình từ Internet)
Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng không được làm những việc nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 42/2022/TT-BCA quy định về những việc Giáo viên chủ nhiệm không được làm như sau:
Những việc Giáo viên chủ nhiệm không được làm
1. Vay, mượn, xin, mua, bán, trao đổi tiền, đồ vật của học sinh dưới bất kỳ hình thức nào; nhận lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất từ học sinh hoặc thân nhân của học sinh.
2. Tiếp xúc, gặp gỡ thân nhân của học sinh nhằm mục đích vụ lợi. Trường hợp tiếp xúc với thân nhân học sinh để phối hợp quản lý, giáo dục học sinh thì phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng và phải tiếp xúc tại nhà thăm gặp hoặc phòng tiếp công dân của trường giáo dưỡng.
3. Cho học sinh sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc trái quy định, để cho học sinh tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm.
4. Có lời nói, hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, phân biệt đối xử với học sinh không đúng quy định.
5. Làm sai lệch hồ sơ, tài liệu liên quan đến học sinh.
Theo quy định trên, giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng không được làm những việc được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Trong đó có hành vi vay, mượn, xin, mua, bán, trao đổi tiền, đồ vật của học sinh dưới bất kỳ hình thức nào; nhận lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất từ học sinh hoặc thân nhân của học sinh.
Quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng là gì?
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 42/2022/TT-BCA về quyền hạn của Giáo viên chủ nhiệm như sau:
Quyền hạn của Giáo viên chủ nhiệm
1. Giáo viên chủ nhiệm trong khi làm nhiệm vụ được áp dụng các biện pháp chuyên môn theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an để quản lý, giáo dục học sinh.
2. Định kỳ 01 năm một lần tổ chức Đại hội học sinh, lựa chọn, giới thiệu học sinh thuộc Đội hoặc Tổ do mình phụ trách để bầu vào Ban tự quản học sinh; đề xuất bãi miễn thành viên Ban tự quản thuộc Đội hoặc Tổ học sinh khi học sinh đó vi phạm nội quy trường giáo dưỡng, không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ hoặc vì lý do chính đáng khác và làm báo cáo đề xuất với Đội nghiệp vụ có liên quan trình Hiệu trưởng ra quyết định công nhận Ban tự quản theo định kỳ 01 năm 01 lần hoặc trong trường hợp cần thiết.
3. Phối hợp với các đội nghiệp vụ có liên quan để phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, nội quy trường giáo dưỡng; kiểm duyệt thư, quà khi học sinh nhận, gửi.
4. Phối hợp với các đội nghiệp vụ đề xuất hoặc tham gia các cuộc họp xét, đề nghị khen thưởng, kỷ luật, giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng cho học sinh do mình phụ trách.
Như vậy, giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng có những quyền hạn được quy định tại Điều 9 nêu trên.
Trong đó có quyền phối hợp với các đội nghiệp vụ có liên quan để phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, nội quy trường giáo dưỡng; kiểm duyệt thư, quà khi học sinh nhận, gửi.
Đồng thời phối hợp với các đội nghiệp vụ đề xuất hoặc tham gia các cuộc họp xét, đề nghị khen thưởng, kỷ luật, giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng cho học sinh do mình phụ trách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?