Giao kết hợp đồng điện tử là gì? Giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết hợp đồng điện tử là gì?
Giao kết hợp đồng điện tử là gì?
Theo Điều 35 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về giao kết hợp đồng điện tử như sau:
Giao kết hợp đồng điện tử
1. Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử.
2. Đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết hợp đồng điện tử được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử.
Giao kết hợp đồng điện tử là gì? Giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết hợp đồng điện tử là gì? (hình từ internet)
Giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết hợp đồng điện tử là gì?
Theo Điều 38 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử như sau:
Giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng văn bản giấy.
Như vậy, trong giao kết hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng văn bản giấy.
Nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử như thế nào?
Theo Điều 36 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử như sau:
Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
1. Các bên có quyền thỏa thuận sử dụng thông điệp dữ liệu, phương tiện điện tử một phần hoặc toàn bộ trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.
2. Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.
3. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử là:
- Các bên có quyền thỏa thuận sử dụng thông điệp dữ liệu, phương tiện điện tử một phần hoặc toàn bộ trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.
- Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.
- Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại cần có giấy phép không?
Theo Điều 28 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về dịch vụ tin cậy như sau:
Dịch vụ tin cậy
1. Dịch vụ tin cậy bao gồm:
a) Dịch vụ cấp dấu thời gian;
b) Dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu;
c) Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
2. Dịch vụ tin cậy là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
3. Tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp, trừ dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại. Tổ chức được quyền đăng ký một hoặc các dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này. Thời hạn của giấy phép kinh doanh dịch vụ tin cậy là 10 năm.
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại phải đáp ứng điều kiện hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử và điều kiện kinh doanh dịch vụ tin cậy theo quy định tại Điều 29 của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy; quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp, gia hạn, thay đổi, cấp lại, tạm đình chỉ, thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ tin cậy và các nội dung khác quy định tại Điều này.
Như vậy, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại không cần phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại phải đáp ứng điều kiện hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử và điều kiện kinh doanh dịch vụ tin cậy như sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam;
- Đáp ứng điều kiện tài chính, nhân lực quản lý và kỹ thuật phù hợp với từng loại dịch vụ tin cậy quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Giao dịch điện tử 2023;
- Hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ tin cậy đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin mạng tối thiểu cấp độ 3 theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng;
- Có phương án kỹ thuật phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ phù hợp với từng loại dịch vụ tin cậy quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Giao dịch điện tử 2023;
- Có phương án sẵn sàng kết nối kỹ thuật phục vụ giám sát, kiểm tra, báo cáo số liệu bằng phương tiện điện tử đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về dịch vụ tin cậy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nếu hợp đồng và phụ lục hợp đồng có mâu thuẫn thì điều khoản trong hợp đồng hay trong phụ lục hết hiệu lực?
- Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất? Mức trích lập được tính theo công thức nào?
- Lời chúc Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo là ngày gì? Ngày Ông Công Ông Táo có phải là ngày lễ lớn?
- Thư chúc Tết Âm lịch 2025 khách hàng hay và ý nghĩa? Tổng hợp mẫu thư chúc Tết khách hàng 2025?
- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng được chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không?