Giảng viên chuyên trách giảng dạy hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm chính trị cấp huyện có được đề nghị khen thưởng không?

Giảng viên chuyên trách giảng dạy hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm chính trị cấp huyện có được đề nghị khen thưởng không? Thời gian làm việc của giảng viên chuyên trách giảng dạy đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm là bao nhiêu tuần trong năm? Giảng viên chuyên trách giảng dạy có những quyền hạn gì theo quy định? Trên đây là câu hỏi của chị Mai Thy tại Quảng Bình.

Giảng viên chuyên trách giảng dạy hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm chính trị cấp huyện có được đề nghị khen thưởng không?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 31 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm chính trị cấp huyện ban hành kèm theo Quyết định 883-QĐ/BTGTW năm 2021 quy định về khen thưởng, kỷ luật như sau:

Khen thưởng, kỷ luật
1. Đối với giảng viên
a) Giảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng được Trung tâm đề nghị cấp ủy cấp huyện và cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định.
b) Giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ, hoặc vi phạm quy chế của Trung tâm, ban giám đốc trung tâm đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ chịu các hình thức xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, giảng viên chuyên trách giảng dạy hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo được Trung tâm đề nghị cấp ủy cấp huyện và cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định.

Giảng viên

Giảng dạy đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của giảng viên chuyên trách giảng dạy đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm thực hiện theo sự phân công của ai?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm chính trị cấp huyện ban hành kèm theo Quyết định 883-QĐ/BTGTW năm 2021 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên
1. Nhiệm vụ của giảng viên
a) Thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ khác theo phân công của giám đốc Trung tâm. Thời gian làm việc trong năm là 44 tuần (tương đương 1.760 giờ hành chính).
b) Thực hiện định mức giờ chuẩn giảng dạy
- Giảng viên chuyên trách giảng dạy trong một năm học là 270 giờ (tương đương 810 giờ hành chính), trong đó giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy trực tuyến) phải đảm bảo tối thiểu 50% định mức quy định. Một tiết giảng dạy trên lớp (hoặc dạy trực tuyến) 45 phút được tính bằng 1,0 giờ chuẩn giảng dạy.
Giám đốc trung tâm căn cứ điều kiện cụ thể của đơn vị để quyết định định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong một năm học cho phù hợp nhưng không cao hơn hoặc thấp hơn 15% so với khung định mức.
...
- Nhiệm vụ chuyên môn khác được quy đổi giờ chuẩn giảng dạy, tính vào tổng giờ chuẩn giảng dạy thực hiện trong năm (cách quy đổi xem tại Phụ lục I). Giảng viên có số giờ dạy vượt định mức được hưởng chế độ vượt giờ theo quy định hiện hành1.
c) Thực hiện định mức giờ chuẩn nghiên cứu khoa học
- Giảng viên dành ít nhất 1/5 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm (tương đương 352 giờ hành chính) để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận theo yêu cầu của cấp ủy nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Giám đốc trung tâm giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên và quy định cụ thể về số giờ nghiên cứu khoa học, việc quy đổi giờ chuẩn nghiên cứu khoa học từ các loại hình, hoạt động và sản phẩm nghiên cứu khoa học.
- Hàng năm, giảng viên hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được giao tương ứng với chức danh hoặc vị trí công việc đảm nhiệm. Trường hợp giảng viên không hoàn thành định mức nghiên cứu khoa học, cuối năm có thể bù giờ chuẩn giảng dạy sang giờ chuẩn nghiên cứu khoa học (nếu thừa giờ chuẩn giảng dạy).
d) Chủ động, tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức, lối sống, tác phong sư phạm, đáp ứng việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
...

Theo đó, thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ khác theo phân công của giám đốc Trung tâm chính trị cấp huyện.

Thời gian làm việc trong năm là 44 tuần, tương đương 1.760 giờ hành chính.

Việc thực hiện định mức giờ chuẩn giảng dạy và nghiên cứu khoa học thực hiện theo quy định cụ thể trên.

Giảng viên chuyên trách giảng dạy có những quyền hạn gì theo quy định?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm chính trị cấp huyện ban hành kèm theo Quyết định 883-QĐ/BTGTW năm 2021 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên
...
2. Quyền hạn của giảng viên
a) Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo, chuyên ngành gần, phù hợp.
b) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
c) Được tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ được giao, được thông tin những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn, thông tin về thời sự, chính sách.
d) Được nghỉ hè 6 tuần (gồm cả thời gian nghỉ phép năm), nghỉ lễ, Tết và các ngày nghỉ khác theo quy định hiện hành của Nhà nước2. Thời điểm nghỉ hè do Trung tâm bố trí, sắp xếp, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.
e) Được hưởng chính sách đối với giảng viên theo quy định tại Hướng dẫn 05.
f) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Quyền hạn của giảng viên chuyên trách giảng dạy được quy định cụ thể trên.

Đào tạo sơ cấp lý luận chính trị
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lớp đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm chính trị cấp huyện có tối thiểu bao nhiêu học viên? Hồ sơ học viên lớp đào tạo gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Học viên trúng xét tuyển chương trình đào tạo sơ cấp lý luận chính trị làm thủ tục nhập học như thế nào?
Pháp luật
Định mức giờ chuẩn giảng dạy và nghiên cứu khoa học đối với giảng viên chuyên trách giảng dạy tại Trung tâm chính trị cấp huyện thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Giảng viên chuyên trách giảng dạy hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm chính trị cấp huyện có được đề nghị khen thưởng không?
Pháp luật
Để đánh giá chuyên đề đối với chương trình sơ cấp lý luận chính trị cách tính điểm thành phần và điểm chuyên đề như thế nào?
Pháp luật
Hội đồng thi tốt nghiệp đối với chương trình đào tạo sơ cấp lý luận chính trị do ai thành lập và gồm những ai?
Pháp luật
Hội đồng xét tốt nghiệp đối với học viên chương trình sơ cấp lý luận chính trị do ai thành lập và gồm những ai?
Pháp luật
Học viên chương trình đào tạo sơ cấp lý luận chính trị được cấp bằng, bảng điểm và giấy chứng nhận khi nào?
Pháp luật
Học viên tham gia đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm chính trị cấp huyện có hành vi gian lận trong thi cử có bị thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đào tạo sơ cấp lý luận chính trị
1,252 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đào tạo sơ cấp lý luận chính trị

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đào tạo sơ cấp lý luận chính trị

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào