Giảng viên chính dạy trình độ sơ cấp tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp có yêu cầu về trình độ ngoại ngữ và tin học như thế nào?
- Một giảng viên dạy trình độ sơ cấp tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp theo quy định như thế nào?
- Nhiệm vụ của giảng viên chính dạy trình độ sơ cấp tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp là gì?
- Giảng viên chính dạy trình độ sơ cấp tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp có yêu cầu về trình độ ngoại ngữ và tin học ra sao?
Một giảng viên dạy trình độ sơ cấp tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp theo quy định như thế nào?
Một giảng viên dạy trình độ sơ cấp tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp theo quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của giảng viên dạy trình độ sơ cấp tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 2 Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
1. Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với học sinh, sinh viên, học viên (sau đây gọi chung là người học), đồng nghiệp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, của ngành.
3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
4. Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 53 Luật giáo dục nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 53 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 có quy định về nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp như sau:
Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp
1. Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm nhà giáo dạy lý thuyết, nhà giáo dạy thực hành hoặc nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành.
2. Nhà giáo trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp được gọi là giáo viên; nhà giáo trong trường cao đẳng được gọi là giảng viên.
3. Chức danh của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp; giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp.
4. Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất, đạo đức tốt;
b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ;
c) Có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
d) Có lý lịch rõ ràng.
Theo đó, về tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với một giảng viên dạy trình độ sơ cấp tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo tuân thủ những quy định tại Điều 2 Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH và khoản 4 Điều 53 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
Nhiệm vụ của giảng viên chính dạy trình độ sơ cấp tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp là gì?
Trước tiên, tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH có nêu cụ thể như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giảng viên giảng dạy trình độ cao đẳng, giáo viên giảng dạy trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp trong các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên công lập (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập).
Theo đó, đối với giảng viên dạy trình độ sơ cấp tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp có thể gọi chung là giảng dạy tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
Và khoản 1 Điều 4 Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH, có quy định về nhiệm vụ chính của giảng viên chính dạy trình độ sơ cấp như sau:
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II)
1. Nhiệm vụ
a) Giảng dạy lý thuyết hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành từ trình độ sơ cấp đến trình độ cao đẳng;
b) Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp cho người học thông qua quá trình giảng dạy;
c) Đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học;
d) Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định;
đ) Hướng dẫn người học làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có); hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp;
e) Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy;
g) Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
h) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn hoặc thẩm định các chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy;
i) Chủ trì hoặc tham gia thiết kế, cải tiến, chế tạo phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học, xây dựng và quản lý phòng học chuyên môn;
k) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
l) Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hay sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở cấp cơ sở hoặc ngành; tổ chức hoạt động tư vấn khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ; viết các báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm về giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài nước;
m) Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và các công tác xã hội khác.
Giảng viên chính dạy trình độ sơ cấp tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp có yêu cầu về trình độ ngoại ngữ và tin học ra sao?
Tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên chính dạy trình độ sơ cấp:
- Giảng viên dạy lý thuyết có bằng tốt nghiệp thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy; giảng viên vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm trở lên chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 32 Thông tư 08/2017/TT- BLĐTBXH;
- Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT hoặc tương đương trở lên;
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT hoặc tương đương trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II).
Như vậy, giảng viên chính dạy trình độ sơ cấp tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT hoặc tương đương trở lên và có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT hoặc tương đương trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?