Giàn tự nâng trên biển là gì? Kiểm tra an toàn và phòng chống cháy giàn tự nâng trên biển cần đáp ứng yêu cầu chung nào?

Giàn tự nâng trên biển là gì? Kiểm tra an toàn và phòng chống cháy giàn tự nâng trên biển cần đáp ứng yêu cầu chung nào? Kích thước giàn tự nâng trên biển được xác định như thế nào? câu hỏi của anh H (Vũng Tàu).

Giàn tự nâng trên biển là gì?

Giàn tự nâng trên biển được giải thích tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12823-1:2020 về Giàn di động trên biển - Phần 1: Phân cấp, cụ thể như sau:

3 Thuật ngữ và định nghĩa
3.1
Giàn di động trên biển
Giàn di động trên biển (viết tắt là giàn) là loại phương tiện có thể di chuyển ở trạng thái nổi, được dùng trong hoạt động dầu khí trên biển (thăm dò, khai thác, xử lí, chế biến). Giàn di động trên biển gồm các kiểu sau:
3.1.1
Giàn tự nâng
Giàn tự nâng (Self-elevating unit): giàn có thân đủ lực nổi để nó có thể di chuyển an toàn tới vị trí đã định, sau đó các chân giàn được hạ xuống chống vào đáy biển và thân giàn được nâng lên đến một cao trình đã định trên mặt nước biển. Các chân giàn có thể cắm vào đáy biển, có thể được lắp các đế chân hay tấm chống lún riêng vào từng chân, hoặc có tấm chống lún chung để phân tán áp lực.
...

Theo đó, giàn tự nâng hay Self-elevating unit là giàn có thân đủ lực nổi để nó có thể di chuyển an toàn tới vị trí đã định, sau đó các chân giàn được hạ xuống chống vào đáy biển và thân giàn được nâng lên đến một cao trình đã định trên mặt nước biển.

Các chân giàn có thể cắm vào đáy biển, có thể được lắp các đế chân hay tấm chống lún riêng vào từng chân, hoặc có tấm chống lún chung để phân tán áp lực.

Giàn tự nâng trên biển là gì? Kiểm tra an toàn và phòng chống cháy giàn tự nâng trên biển cần đáp ứng yêu cầu chung nào?

Giàn tự nâng trên biển là gì? Kiểm tra an toàn và phòng chống cháy giàn tự nâng trên biển cần đáp ứng yêu cầu chung nào? (hình từ internet)

Kích thước giàn tự nâng trên biển được xác định như thế nào?

Kích thước giàn tự nâng trên biển được xác định theo tiểu mục 3.5, 3.6 và 3.7 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12823-1:2020 về Giàn di động trên biển - Phần 1: Phân cấp, cụ thể như sau:

3 Thuật ngữ và định nghĩa
3.5
Chiều dài giàn (Length of unit) - L
3.5.1
Đối với giàn tự nâng và giàn dạng sà lan thì chiều dài giàn là khoảng cách, tính bằng mét, theo đường nước tải trọng mùa hè, giữa đầu mút trước và sau giàn, tính từ phía trong tôn vỏ.
3.5.2
Đối với giàn có cột ổn định thì chiều dài giàn là khoảng cách lớn nhất, tính bằng mét, giữa đầu mút trước và sau của kết cấu thân chính chiếu lên đường tâm của thân.
3.5.3
Đối với giàn dạng tàu, chiều dài giàn là khoảng cách, tính bằng mét, theo đường nước tải trọng mùa hè, tính từ mép trước sống mũi đến tâm trục lái, hoặc 96% chiều dài trên đường nước tải trọng mùa hè, lấy giá trị nào lớn hơn. Nếu giàn không có bánh lái, thì chiều dài là 96% chiều dài đường nước tải trọng mùa hè.
3.6
Chiều rộng giàn - B
3.6.1
Đối với giàn có cột ổn định, chiều rộng giàn là khoảng cách theo phương ngang, tính bằng mét, đo vuông góc với đường tâm dọc, ở phần rộng nhất của kết cấu thân giàn chính.
3.6.2
Đối với giàn tự nâng, giàn dạng tàu và giàn dạng sà lan thì chiều rộng là khoảng cách theo phương ngang, đo bằng mét, giữa phần bên ngoài của các sườn tại chỗ rộng nhất của kết cấu thân giàn.
3.7
Chiều cao mạn giàn (Depth of unit) - D
3.7.1
Đối với giàn có cột ổn định, chiều cao mạn là khoảng cách theo phương thẳng đứng, tính bằng mét, từ mặt trên của tấm tôn giữa đáy của phần thân ngầm hoặc đế chân tới mép trên của xà ngang boong liên tục trên cùng ở mạn đo tại giữa chiều dài L.
3.7.2
Đối với giàn tự nâng, giàn dạng tàu và giàn dạng sà lan, chiều cao mạn là khoảng cách theo phương thẳng đứng, tính bằng mét từ đỉnh của tấm tôn giữa đáy tới mép trên của xà ngang boong liên tục trên cùng ở mạn đo tại giữa chiều dài L.
...

Như vậy, chiều dài, chiều rộng và chiều cao của giàn tự nâng trên biển được xác định theo quy định trên.

Việc kiểm tra an toàn và phòng chống cháy giàn tự nâng trên biển cần đáp ứng các yêu cầu chung nào?

Việc kiểm tra an toàn và phòng chống cháy giàn tự nâng trên biển cần đáp ứng các yêu cầu chung được nêu tại tiểu mục 6.9 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12823-1:2020 về Giàn di động trên biển - Phần 1: Phân cấp, cụ thể như sau:

6.9 Kiểm tra an toàn và phòng chống cháy
6.9.1 Yêu cầu chung
6.9.1.1 Mục này liên quan đến việc kiểm tra và thử phải được thực hiện đối với các đặc tính an toàn chống cháy trong quá trình chế tạo, lắp đặt và thử giàn tại nhà máy chế tạo. Các yêu cầu về tài liệu xem xét thiết kế được cho trong TCVN 12823-4 : 2020.
6.9.1.2 Sự có mặt của người giám sát được yêu cầu, đặc biệt là đối với các mục đích dưới đây. Tất cả các cuộc kiểm tra và thử phải có sự chứng kiến và thỏa mãn yêu cầu của người giám sát trước khi thử đường dài.
6.9.1.3 Giàn đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn giàn khoan di động trên biển
Khi giàn được cấp Giấy chứng nhận an toàn giàn khoan di động trên biển, giấy chứng nhận này sẽ được coi là một cơ sở thể hiện rằng giàn đã thỏa mãn các yêu cầu theo 6.9.3. Trong các trường hợp khác, các bản vẽ và thông tin yêu cầu phải được xem xét, và các đợt kiểm tra phải được hoàn thành.
6.9.2 Kiểm tra các đặc tính an toàn chống cháy
6.9.2.1 Tất cả các đặc tính chống cháy được yêu cầu tại mục này phải được lắp đặt và thử phù hợp với các quy định hoặc tiêu chuẩn được công nhận và thỏa mãn người giám sát.
6.9.2.2 Chi tiết kết cấu chống cháy, vật liệu và phương pháp chế tạo phải phù hợp với FTP Code (IMO MSC.61(67)), một cách phù hợp, và quy định II-2/5.3 và II-2/6 của SOLAS, như áp dụng cho tàu hàng.
Giàn di động trên biển
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giàn di động mang cờ quốc tịch Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế phải có kế hoạch an ninh tàu biển không?
Pháp luật
Giàn tự nâng trên biển là gì? Kiểm tra an toàn và phòng chống cháy giàn tự nâng trên biển cần đáp ứng yêu cầu chung nào?
Pháp luật
Giàn khoan mặt nước là gì? Kết cấu của giàn khoan mặt nước phải được xem xét trong phạm vi phân cấp nào?
Pháp luật
Giàn di động trên biển để đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy thì vật liệu chế tạo giàn không được chứa chất gì?
Pháp luật
Giàn di động trên biển là gì? Khi lựa chọn cấp vật liệu để phân cấp giàn di động trên biển cần lưu ý những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giàn di động trên biển
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
575 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giàn di động trên biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giàn di động trên biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào