Giám thị trại giam có quyền ra quyết định kỷ luật phạm nhân không? Khi thi hành quyết định kỷ luật phạm nhân phải thực hiện theo nguyên tắc gì?

Cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì Giám thị trại giam có quyền ra quyết định kỷ luật phạm nhân không? Khi thi hành quyết định kỷ luật phạm nhân phải thực hiện theo nguyên tắc gì? Câu hỏi của anh Kiệt (Thanh Hóa).

Giám thị trại giam có quyền ra quyết định kỷ luật phạm nhân không?

Căn cứ theo Điều 43 Luật Thi hành án hình sự 2019 có nêu về việc xử lý phạm nhân vi phạm như sau:

Xử lý phạm nhân vi phạm
1. Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày.
2. Trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật, phạm nhân không được gặp thân nhân và có thể bị cùm chân. Không áp dụng cùm chân đối với phạm nhân nữ, phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân là người già yếu.
3. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định kỷ luật phạm nhân bằng văn bản và lưu hồ sơ phạm nhân.
4. Trường hợp hành vi vi phạm của phạm nhân có dấu hiệu của tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Giám thị trại giam thì Giám thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì phải kiến nghị cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hành vi vi phạm của phạm nhân đang giam giữ tại trại tạm giam, nhà tạm giữ Công an cấp huyện có dấu hiệu của tội phạm thì Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện kiến nghị cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo quy định nêu trên thì Giám thị trại giam có quyền ra quyết định kỷ luật phạm nhân bằng văn bản và lưu hồ sơ phạm nhân.

kỷ luật phạm nhân

Kỷ luật phạm nhân (Hình từ Internet)

Khi thi hành quyết định kỷ luật phạm nhân phải thực hiện theo nguyên tắc gì?

Tại Điều 20 Nghị định 133/2020/NĐ-CP có nội dung hướng dẫn thực hiện như sau:

Xử lý phạm nhân vi phạm
1. Phạm nhân vi phạm đều phải xem xét, xử lý kỷ luật kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một vụ việc có nhiều phạm nhân vi phạm, thì mỗi phạm nhân đều bị xử lý kỷ luật về hành vi vi phạm của mình. Trong cùng một vụ việc, nếu một phạm nhân có nhiều hành vi vi phạm, thì áp dụng chung bằng một hình thức kỷ luật, không tách riêng từng hành vi vi phạm để xử lý với các hình thức kỷ luật khác nhau.
2. Khi xử lý kỷ luật phạm nhân phải xem xét, đánh giá làm rõ tính chất, mức độ, hậu quả, động cơ, mục đích, nguyên nhân vi phạm; các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hình thức kỷ luật; mức độ ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, quyết tâm sửa chữa vi phạm, khắc phục hậu quả để xem xét, áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp. Trường hợp phát hiện xử lý kỷ luật không đúng quy định phải hủy bỏ hoặc thay đổi quyết định kỷ luật đó cho phù hợp với tính chất, mức độ, hành vi vi phạm.
3. Trường hợp phạm nhân có nhiều tình tiết giảm nhẹ, ăn năn, hối cải, cam kết tích cực phấn đấu sửa chữa vi phạm hoặc lập công chuộc tội thì xem xét, xử lý kỷ luật có thể ở mức nhẹ hơn.
4. Phạm nhân đang thi hành quyết định kỷ luật nếu có quyết định điều chuyển đến cơ sở giam giữ khác thì tiếp tục thi hành quyết định kỷ luật. Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định kỷ luật hoặc thay đổi, hủy bỏ quyết định kỷ luật phạm nhân bằng văn bản và lưu hồ sơ phạm nhân.

Theo đó khi xử lý kỷ luật phạm nhân phải xem xét, đánh giá làm rõ tính chất, mức độ, hậu quả, động cơ, mục đích, nguyên nhân vi phạm; các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hình thức kỷ luật; mức độ ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, quyết tâm sửa chữa vi phạm, khắc phục hậu quả để xem xét, áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp.

Trường hợp phát hiện xử lý kỷ luật không đúng quy định phải hủy bỏ hoặc thay đổi quyết định kỷ luật đó cho phù hợp với tính chất, mức độ, hành vi vi phạm.

Trường hợp phạm nhân có nhiều tình tiết giảm nhẹ, ăn năn, hối cải, cam kết tích cực phấn đấu sửa chữa vi phạm hoặc lập công chuộc tội thì xem xét, xử lý kỷ luật có thể ở mức nhẹ hơn.

Phạm nhân đang thi hành quyết định kỷ luật nếu có quyết định điều chuyển đến cơ sở giam giữ khác thì tiếp tục thi hành quyết định kỷ luật. Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định kỷ luật hoặc thay đổi, hủy bỏ quyết định kỷ luật phạm nhân bằng văn bản và lưu hồ sơ phạm nhân.

Phạm nhân vi phạm được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật trong trường hợp nào?

Theo Điều 21 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định phạm nhân vi phạm có một trong các tình tiết sau đây có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật:

- Vi phạm lần đầu, gây hậu quả không lớn; khai báo thành khẩn, trung thực về vi phạm của mình và những phạm nhân khác; chủ động ngăn chặn hành vi vi phạm của phạm nhân khác; tích cực khắc phục hậu quả do mình gây ra (nếu có).

- Ăn năn hối cải, nhận rõ sai phạm, tự giác nhận khuyết điểm, tích cực tiếp thu sự giáo dục, sửa chữa vi phạm của mình.

- Vi phạm do bị phạm nhân khác đe dọa, cưỡng bức, ép buộc, xúi giục, lôi kéo; bị kích động về tinh thần do hành vi vi phạm của phạm nhân khác gây ra hoặc nguyên nhân khách quan khác.

- Lập công hoặc có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua chấp hành án phạt tù, có quyết định khen thưởng.

- Phạm nhân già yếu đối với nam từ đủ 70 tuổi trở lên, nữ từ đủ 65 tuổi trở lên; bị khuyết tật hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần; bị bệnh hiểm nghèo, ốm, đau nặng; bị bệnh làm hạn chế khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình; phạm nhân nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi; phạm nhân là người dưới 18 tuổi.

Phạm nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người đi tù được ăn bao nhiêu tiền trên khẩu phần một ngày? Người đi tù thì được cấp cho những vật dụng cá nhân nào?
Pháp luật
Phạm nhân là người dưới 18 tuổi thì được nhận tiền từ thân nhân tối đa bao nhiêu lần mỗi tháng?
Pháp luật
Khi nào phạm nhân học nghề ngoài trại giam sẽ được đưa trở lại trại giam theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Phạm nhân được lựa chọn tham gia học nghề ngoài trại giam vi phạm nội quy về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Phạm nhân có bắt buộc phải tham gia lao động tại trại giam không? Có sức khỏe yếu có được được nghỉ lao động trong trại giam không?
Pháp luật
Phạm nhân sẽ được giam giữ tại khu giam giữ riêng nếu là người chuyển đổi giới tính đúng không?
Pháp luật
Phạm nhân dưới 18 tuổi chưa học xong chương trình tiểu học sẽ phải được phổ cập giáo dục tiểu học đúng không?
Pháp luật
Phạm nhân chết tại trại giam theo quy định đơn vị nào có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký khai tử?
Pháp luật
Phạm nhân là người dưới 18 tuổi thì có được cấp quần áo tù nhiều hơn phạm nhân bình thường không?
Pháp luật
Trẻ em dưới 36 tháng tuổi là con của phạm nhân ở cùng mẹ trong trại giam được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phạm nhân
1,034 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phạm nhân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào