Giám sát kiểm đếm tiền in hỏng, đúc hỏng được hướng dẫn thực hiện theo quy định Thông tư 19/2023/TT-NHNN ra sao?
Giám sát kiểm đếm tiền in hỏng, đúc hỏng được hướng dẫn thực hiện theo quy định Thông tư 19/2023/TT-NHNN ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 19/2023/TT-NHNN thì việc giám sát kiểm đếm tiền in hỏng, đúc hỏng được hướng dẫn thực hiện như sau:
- Giám sát việc giao, nhận tiền in, đúc hỏng hàng ngày tại Tổ kiểm đếm tiền theo quy định về tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của Ngân hàng Nhà nước.
- Giám sát việc thực hiện các quy định, quy trình về kiểm đếm tiền in, đúc hỏng. Giám sát và xác nhận đối với các trường hợp thừa, thiếu, nhầm lẫn được phát hiện trong khâu kiểm đếm tiền.
- Cuối ngày, Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ giám sát kiểm đếm xác nhận kết quả kiểm đếm tiền in, đúc hỏng trên biên bản do Hội đồng tiêu huỷ lập. Số tiền in, đúc hỏng chưa kiểm đếm hết hoặc đã kiểm đếm nhưng chưa giao Tổ cắt hủy thì phải được niêm phong có đủ chữ ký của Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ giám sát kiểm đếm và Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ kiểm đếm tiền và gửi lại kho của Hội đồng tiêu huỷ.
- Trong quá trình giám sát, công chức giám sát có quyền yêu cầu kiểm đếm lại đối với số tiền in, đúc hỏng đã kiểm đếm trong ngày để đảm bảo tính chính xác của các bó (hoặc gói, thùng) tiền đã được kiểm đếm.
Giám sát kiểm đếm tiền in hỏng, đúc hỏng được hướng dẫn thực hiện theo quy định Thông tư 19/2023/TT-NHNN ra sao? (Hình từ Internet)
Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền được tổ chức ra sao?
Căn cứ theo quy định của Thông tư 19/2023/TT-NHNN thì Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền bao gồm:
(1) Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
(2) Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
Theo đó, Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được tổ chức thành: Cụm giám sát tiêu hủy phía Bắc và Cụm giám sát tiêu hủy phía Nam;
Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in, đúc hỏng được tổ chức theo cơ sở in, đúc tiền.
Thành phần của hai Hội đồng trên được tổ chức theo quy định tại Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-NHNN như sau:
(1) Thành phần Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng giám sát: Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ;
+ 01 Phó Chủ tịch Hội đồng giám sát là Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ, trực tiếp phụ trách Cụm giám sát tiêu hủy phía Bắc;
+ 01 Phó Chủ tịch Hội đồng giám sát là lãnh đạo Chi cục Quản trị tại Thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp phụ trách Cụm giám sát tiêu hủy phía Nam;
+ 01 ủy viên là lãnh đạo Cục Quản trị, tham gia Cụm giám sát tiêu hủy phía Bắc;
+ 01 ủy viên là lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tham gia Cụm giám sát tiêu hủy phía Nam;
+ 01 ủy viên là lãnh đạo cấp phòng thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ kiêm thư ký Hội đồng giám sát và thư ký Cụm giám sát tiêu hủy phía Bắc;
+ 01 ủy viên là lãnh đạo cấp phòng thuộc Chi cục Quản trị tại Thành phố Hồ Chí Minh kiêm thư ký Cụm giám sát tiêu hủy phía Nam.
(2) Thành phần Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in, đúc hỏng, bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng giám sát: lãnh đạo Vụ Kiểm toán nội bộ;
+ Các ủy viên gồm:
01 lãnh đạo cấp phòng thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ kiêm thư ký Hội đồng giám sát;
01 lãnh đạo cấp Phòng thuộc Cục Quản trị.
- Hội đồng giám sát họp định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng giám sát. Các thành viên Hội đồng giám sát làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng giám sát về nhiệm vụ được phân công.
Tổ giúp việc Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền bao gồm những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 19/2023/TT-NHNN thì:
- Tổ giúp việc gồm các công chức của Ngân hàng Nhà nước được trưng tập theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng giám sát.
- Thành phần Tổ giúp việc bao gồm:
+ Cụm giám sát tiêu hủy phía Bắc: trưng tập các công chức thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ, Cục Quản trị, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hà Nội;
+ Cụm giám sát tiêu hủy phía Nam: trưng tập các công chức thuộc Chi cục Quản trị tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Giám sát tiêu hủy tiền in, đúc hỏng: trưng tập các công chức thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ, Cục Quản trị.
- Công chức tham gia Tổ giúp việc phải có đủ phẩm chất, đạo đức, phải nghiên cứu, nắm rõ các quy định, quy trình nghiệp vụ về tiêu hủy tiền, giám sát tiêu hủy tiền. Căn cứ phương án huy động, trưng tập công chức được Thống đốc phê duyệt và văn bản đề nghị của Chủ tịch Hội đồng giám sát, Thủ trưởng đơn vị có công chức được trưng tập gửi Chủ tịch Hội đồng giám sát danh sách công chức tham gia Tổ giúp việc theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-NHNN.
- Căn cứ nhiệm vụ giám sát, Tổ giúp việc được bố trí thành các tổ chuyên môn, gồm: Tổ giám sát chung, Tổ giám sát kiểm đếm, Tổ giám sát cắt hủy. Trong mỗi tổ có Tổ trưởng, Tổ phó và các thành viên (nếu cần).
Thông tư 19/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 11/2/2024 thay thế Thông tư 07/2017/TT-NHNN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?
- Mẫu quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần do ai bầu?