Giám sát của Quốc hội có phải là hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước không? Kinh phí cho này có được ngân sách nhà nước đảm bảo không?
Giám sát của Quốc hội có phải là hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước không?
Giám sát của Quốc hội có phải là hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước không, thì theo khoản 1 Điều 10 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 như sau:
Hiệu quả của giám sát
1. Giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân là hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước.
2. Hiệu quả giám sát của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.
3. Hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân được bảo đảm bằng hiệu quả giám sát tại kỳ họp Hội đồng nhân dân, giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân.
Theo đó, giám sát của Quốc hội là hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước.
Giám sát của Quốc hội là gì? (Hình từ Internet)
Chương trình giám sát của Quốc hội hiện nay được quy định như thế nào?
Chương trình giám sát của Quốc hội hiện nay được quy định tại Điều 12 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồ ng nhân dân 2015 như sau:
Chương trình giám sát của Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình giám sát hằng năm của Quốc hội trên cơ sở đề nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước, trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp giữa năm của năm trước.
Chậm nhất là ngày 01 tháng 3 của năm trước, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi đề nghị, kiến nghị về nội dung giám sát của Quốc hội đến Ủy ban thường vụ Quốc hội. Đề nghị, kiến nghị giám sát phải nêu rõ sự cần thiết, nội dung, phạm vi, đối tượng giám sát.
Tổng thư ký Quốc hội tổ chức tập hợp, tổng hợp đề nghị, kiến nghị giám sát và báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội. Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận và lập dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội để trình Quốc hội.
2. Quốc hội xem xét quyết định chương trình giám sát hằng năm theo trình tự sau đây:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình về dự kiến chương trình giám sát hằng năm của Quốc hội;
b) Quốc hội thảo luận;
c) Quốc hội ra nghị quyết về chương trình giám sát hằng năm của Quốc hội.
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này. Trường hợp cần thiết, trong thời gian Quốc hội không họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội có thể điều chỉnh chương trình giám sát của Quốc hội và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
4. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thực hiện chương trình giám sát hằng năm của Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội đầu năm sau. Quốc hội có thể thảo luận về kết quả thực hiện chương trình giám sát hằng năm của Quốc hội.
Như vậy, chương trình giám sát của Quốc hội hiện nay được quy định như trên.
Kinh phí phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội có được ngân sách nhà nước đảm bảo không?
Kinh phí phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội có được ngân sách nhà nước đảm bảo không, thì theo khoản 1 Điều 90 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 như sau:
Bảo đảm kinh phí và tổ chức phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân
1. Kinh phí phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện và bộ phận phục vụ Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm bảo đảm điều kiện vật chất, tổ chức phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu phục vụ hoạt động giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Theo đó, kinh phí phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội được ngân sách nhà nước đảm bảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?