Giám đốc và Phó Giám đốc Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam được bổ nhiệm theo đề nghị của ai?
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam đặt tại đâu?
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam đặt tại đâu thì theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 3689/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện quốc gia các nước thành viên Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau đây viết tắt là CITES) theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được sử dụng tài khoản của Cục Kiểm lâm để hoạt động theo quy định của pháp luật; kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp thông qua Cục Kiểm lâm.
3. Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam đặt tại Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; có đại diện tại thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Tên giao dịch Quốc tế: The Viet Nam CITES Management Authority.
Theo đó, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam đặt tại Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Và Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có đại diện tại thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam (Hình từ Internet)
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam phối hợp với các đơn vị của Cục Kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ gì?
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam phối hợp với các đơn vị của Cục Kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 3689/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về thực thi quyền và nghĩa vụ của nước thành viên CITES, một số nhiệm vụ cụ thể:
a) Đại diện quốc gia đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên CITES tại các cuộc họp Hội nghị các nước thành viên CITES;
b) Chủ trì, phối hợp với các Cơ quan khoa học CITES Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc thực thi CITES tại Việt Nam;
c) Tổ chức thực hiện các hoạt động về truyền thông, quan hệ quốc tế, hợp tác song phương, đa phương trong thực thi CITES và phòng chống buôn bán trái pháp luật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
d) Dịch và công bố danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định tại các Phụ lục CITES sau khi được Hội nghị các quốc gia thành viên thông qua;
đ) Đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định tại các Phụ lục CITES;
e) In ấn, phát hành giấy phép, giấy chứng chỉ CITES; cấp, thu hồi giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
f) Hướng dẫn việc cấp, hủy mã số cơ sở nuôi, trồng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; đăng ký tới Ban Thư ký CITES cơ sở nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định tại Phụ lục I CITES vì mục đích thương mại đủ điều kiện xuất khẩu;
g) Phối hợp kiểm tra về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES tại khu vực cửa khẩu khi có đề nghị của cơ quan liên quan;
h) Xử lý và hướng dẫn xử lý mẫu vật quy định tại Phụ lục CITES bị tịch thu theo quy định của pháp luật Việt Nam và CITES;
i) Hướng dẫn, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ trong xử lý mẫu vật theo quy định và thực thi các quy định của CITES.
2. Phối hợp với các đơn vị của Cục Kiểm lâm để thực hiện công tác quản lý nhà nước về quản lý lâm sản và động vật rừng, thực vật rừng hoang dã theo chức năng nhiệm vụ của Cục Kiểm lâm.
3. Tham gia xây dựng và góp ý xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phân công theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia sửa đổi các quy định của Công ước CITES (sửa đổi các nghị quyết, quyết định, phụ lục) theo quy định.
5. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số thuộc nhiệm vụ được phân công theo quy định của pháp luật.
6. Quản lý về tổ chức, bộ máy biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, danh mục vị trí việc làm theo quy định.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ trưởng.
Theo quy định trên, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam phối hợp với các đơn vị của Cục Kiểm lâm để thực hiện công tác quản lý nhà nước về quản lý lâm sản và động vật rừng, thực vật rừng hoang dã theo chức năng nhiệm vụ của Cục Kiểm lâm.
Giám đốc và Phó Giám đốc Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam được bổ nhiệm theo đề nghị của ai?
Giám đốc và Phó Giám đốc Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam được bổ nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 3689/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có Giám đốc và Phó Giám đốc do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm lâm và quy định của pháp luật.
2. Giám đốc điều hành hoạt động và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam. Phó Giám đốc giúp Giám đốc theo dõi, chỉ đạo, quản lý, điều hành một số nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
...
Theo đó, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có Giám đốc và Phó Giám đốc do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm lâm và quy định của pháp luật.
Giám đốc điều hành hoạt động và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
Phó Giám đốc giúp Giám đốc theo dõi, chỉ đạo, quản lý, điều hành một số nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?