Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan có nghĩa vụ từ chối giám định trong trường hợp nào?
- Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan có nghĩa vụ từ chối giám định trong trường hợp nào?
- Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan hoạt động dưới danh nghĩa của tổ chức giám định thì thông tin về giám định viên được ghi nhận ở đâu?
- Những đối tượng nào được miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền tác giả, quyền liên quan?
Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan có nghĩa vụ từ chối giám định trong trường hợp nào?
Nghĩa vụ của Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại khoản 3 Điều 93 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan
...
3. Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan có các nghĩa vụ sau đây:
...
d) Độc lập đưa ra kết luận giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình; nếu cố ý đưa ra kết luận giám định sai, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức có liên quan thì phải bồi thường thiệt hại;
đ) Từ chối giám định trong trường hợp giám định viên có quyền, lợi ích liên quan đến đối tượng giám định, vụ việc cần giám định hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của kết luận giám định hoặc trong trường hợp pháp luật khác có quy định bắt buộc phải từ chối giám định;
e) Giữ bí mật các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp tiết lộ bí mật thông tin gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân có liên quan;
g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lợi dụng tư cách giám định và hoạt động giám định để trục lợi hoặc cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật;
...
Như vậy, theo quy định, giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan có nghĩa vụ từ chối giám định trong các trường hợp sau đây:
(1) Giám định viên có quyền, lợi ích liên quan đến đối tượng giám định, vụ việc cần giám định;
(2) Giám định viên có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của kết luận giám định;
(3) Trường hợp pháp luật khác có quy định bắt buộc phải từ chối giám định.
Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan có nghĩa vụ từ chối giám định trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan hoạt động dưới danh nghĩa của tổ chức giám định thì thông tin về giám định viên được ghi nhận ở đâu?
Thông tin về giám định viên được quy định tại khoản 3 Điều 94 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Hình thức hoạt động giám định của giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan
1. Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan hoạt động trong một tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan dưới danh nghĩa của tổ chức đó hoặc hoạt động độc lập.
2. Hình thức hoạt động của giám định viên được ghi nhận tại Quyết định cấp, cấp lại Thẻ giám định viên và Danh sách giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 6 Điều 98 của Nghị định này.
3. Trường hợp giám định viên hoạt động dưới danh nghĩa của tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan thì thông tin về giám định viên phải được ghi nhận tại Quyết định cấp, cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan và Danh sách giám định viên thuộc tổ chức quy định tại khoản 6 Điều 99 của Nghị định này.
Như vậy, theo quy định, trường hợp giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan hoạt động dưới danh nghĩa của tổ chức giám định thì thông tin về giám định viên phải được ghi nhận tại:
- Quyết định cấp, cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan
- Danh sách giám định viên thuộc tổ chức do cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố.
Những đối tượng nào được miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền tác giả, quyền liên quan?
Đối tượng được miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định được quy định tại khoản 5 Điều 97 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền tác giả, quyền liên quan
...
5. Đối tượng được miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định
Người đã có ít nhất 15 năm liên tục làm công tác soạn thảo và hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan; thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan tại cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định.
6. Thông báo kết quả kiểm tra nghiệp vụ giám định
Kết quả kiểm tra nghiệp vụ giám định được thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày thực hiện kiểm tra nghiệp vụ giám định, cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành văn bản xác nhận kết quả cho người đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ giám định.
Như vậy, các đối tượng được miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền tác giả, quyền liên quan gồm có:
(1) Người đã có ít nhất 15 năm liên tục làm công tác soạn thảo và hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan;
(2) Thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan tại cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?