Giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương có thực hiện trong lĩnh vực công nghiệp nặng không?
- Giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương có thực hiện trong lĩnh vực công nghiệp nặng không?
- Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương thực hiện trong lĩnh vực công nghiệp nặng tối đa bao nhiêu tháng?
- Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào trong quản lý và phát triển các ngành công nghiệp nặng?
Giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương có thực hiện trong lĩnh vực công nghiệp nặng không?
Phạm vi giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương được quy định tại Điều 2a Thông tư 30/2016/TT-BCT, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-BCT như sau:
Phạm vi giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương
Giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương gồm giám định tư pháp về các vấn đề chuyên môn thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực:
1. Năng lượng.
2. Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp.
3. Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ.
4. An toàn kỹ thuật công nghiệp.
5. An toàn thực phẩm.
6. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
7. Thương mại điện tử.
8. Quản lý thị trường.
9. Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
10. Xúc tiến thương mại.
11. Các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương gồm giám định tư pháp về các vấn đề chuyên môn thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực:
- Năng lượng.
- Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp.
- Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ.
- An toàn kỹ thuật công nghiệp.
- An toàn thực phẩm.
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
- Thương mại điện tử.
- Quản lý thị trường.
- Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Xúc tiến thương mại.
- Các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương có thực hiện trong lĩnh vực công nghiệp nặng.
Giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương có thực hiện trong lĩnh vực công nghiệp nặng? (Hình từ Internet)
Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương thực hiện trong lĩnh vực công nghiệp nặng tối đa bao nhiêu tháng?
Thời hạn giám định tư pháp được quy định tại Điều 14a Thông tư 30/2016/TT-BCT, được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-BCT như sau:
Thời hạn giám định tư pháp
1. Thời hạn giám định tư pháp:
a) Tối đa 03 tháng đối với các trường hợp quy định tại Điều 2a của Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này. Trường hợp giám định vụ việc có từ 02 nội dung giám định khác nhau trong lĩnh vực công thương quy định tại Điều 2a của Thông tư này trở lên hoặc có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng;
b) Tối đa 09 ngày đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định quy định tại khoản 5 Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
c) Tối đa 01 tháng đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định quy định tại khoản 6 Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
2. Thời hạn giám định tư pháp quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày Bộ Công Thương, Sở Công Thương nhận được quyết định của người trưng cầu giám định kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định; hoặc từ ngày giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được trưng cầu trực tiếp nhận được quyết định của người trưng cầu giám định kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định.
3. Trường hợp cần thiết, thời hạn giám định tư pháp có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa đối với loại việc đó.
Theo đó, thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực công nghiệp nặng tối đa 03 tháng, trừ trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
Trường hợp giám định vụ việc có từ 02 nội dung giám định khác nhau trong lĩnh vực công thương trở lên hoặc có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng;
Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào trong quản lý và phát triển các ngành công nghiệp nặng?
Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý và phát triển các ngành công nghiệp nặng theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP như sau:
- Quản lý và phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng), công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sinh học, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp điện tử (trừ công nghiệp công nghệ thông tin và công nghiệp công nghệ số) và công nghiệp công nghệ cao (không bao gồm công nghiệp công nghệ thông tin) theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, danh mục sản phẩm ưu tiên phát triển trong các ngành công nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
- Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp tiểu học thế nào?
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?