Giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công công trình đê điều thì tài liệu khảo sát địa hình cần đáp ứng những yêu cầu như thế nào?
- Giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công công trình đê điều thì tài liệu khảo sát địa hình cần đáp ứng những yêu cầu như thế nào?
- Thành phần hồ sơ địa hình trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công công trình đê điều gồm những gì?
- Lưới khống chế mặt bằng và độ cao trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công công trình đê điều được quy định như thế nào?
Giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công công trình đê điều thì tài liệu khảo sát địa hình cần đáp ứng những yêu cầu như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:
Thành phần, khối lượng KSĐH giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC)
8.1 Yêu cầu tài liệu khảo sát địa hình
Phải thể hiện chính xác về vị trí, kích thước và độ cao các nội dung địa hình, địa vật trên các tài liệu địa hình để phục vụ tính khối lượng thi công công trình.
Phải kế thừa tài liệu địa hình ở các giai đoạn trước
...
Theo đó, giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công công trình đê điều thì tài liệu khảo sát địa hình cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Phải thể hiện chính xác về vị trí, kích thước và độ cao các nội dung địa hình, địa vật trên các tài liệu địa hình để phục vụ tính khối lượng thi công công trình.
- Phải kế thừa tài liệu địa hình ở các giai đoạn trước.
Công trình đê điều (Hình từ Internet)
Thành phần hồ sơ địa hình trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công công trình đê điều gồm những gì?
Căn cứ theo tiểu mục 8.9 Mục 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:
Thành phần, khối lượng KSĐH giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC)
...
8.9 Thành phần hồ sơ địa hình
Tập 1: Thuyết minh địa hình, như quy định trong 7.10 giai đoạn TKKT.
Tập 2: Tài liệu địa hình:
- Lưới cao, tọa độ bổ sung theo phương án chọn.
- Các loại bình đồ từ tỷ lệ 1/100, 1/200 ÷ 1/1000.
- Các loại mặt cắt công trình theo tuyến chọn.
- Cao, tọa độ lưới theo dõi thi công, điểm phục hồi tim tuyến.
- Cao, tọa độ các hố khoan, đào.
Như vậy, thành phần hồ sơ địa hình trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công công trình đê điều gồm:
Tập 1: Thuyết minh địa hình, như quy định trong 7.10 giai đoạn TKKT.
Tập 2: Tài liệu địa hình:
- Lưới cao, tọa độ bổ sung theo phương án chọn.
- Các loại bình đồ từ tỷ lệ 1/100, 1/200 ÷ 1/1000.
- Các loại mặt cắt công trình theo tuyến chọn.
- Cao, tọa độ lưới theo dõi thi công, điểm phục hồi tim tuyến.
- Cao, tọa độ các hố khoan, đào.
Lưới khống chế mặt bằng và độ cao trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công công trình đê điều được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 8.2 Mục 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:
Thành phần, khối lượng KSĐH giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC)
...
8.3 Lưới khống chế mặt bằng và độ cao
Khi xuất hiện những khu vực cần đo vẽ bổ sung xây dựng lưới mặt bằng và độ cao như quy định 6.2 và 6.3 trong giai đoạn TKKT.
...
Và căn cứ theo tiểu mục 6.2 và tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:
Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình giai đoạn dự án đầu tư - thiết kế cơ sở (TKCS)
...
6.2 Lưới khống chế mặt bằng
- Hiện nay, lưới khống chế mặt bằng quốc gia đã xây dựng từ hạng 0 - hạng 3 (QCVN...:2008/BTNMT). Một số tuyến đê đã đo khống chế hạng 4 với mật độ 2 - 2,5 km/1 điểm, được chi cục đê điều các tỉnh quản lý. Những tuyến đê này chỉ cần xây dựng lưới cấp 1, cấp 2 theo quy định ở Phụ lục A. Nếu lưới đo hạng 4 ở hệ tọa độ HN72 thì phải chuyển về hệ tọa độ quốc gia VN2000.
- Những khu vực chưa có lưới hạng 4, khi xây dựng phải tuân theo quy định sau:
+ Tất cả các công trình đê điều có diện tích ≥ 10km2 trở lên đều phải xây dựng lưới mặt bằng hạng 4 nối với hệ tọa độ quốc gia VN2000.
+ Những công trình đê điều có diện tích vẽ < 10km2 chỉ xây dựng lưới giải tích 1, đường chuyền cấp 1, giải tích 2, đường chuyền cấp 2.
+ Mật độ điểm khống chế xem Phụ lục B.
6.3 Lưới khống chế độ cao
- Lưới khống chế độ cao cơ sở trong các công trình đê điều là lưới thủy chuẩn hình học hạng III, IV. Thủy chuẩn kỹ thuật phục vụ đo vẽ tài liệu địa hình.
- Phân hạng lưới độ cao phụ thuộc vào 2 yếu tố: độ phức tạp địa hình căn cứ vào độ dốc địa hình, lòng sông, dòng chảy..., và chiều dài tuyến giữa hai điểm hạng cao quốc gia. Tiêu chuẩn phân cấp xem ở bảng 1 và bảng 2. Khi có sự mâu thuẫn phải lấy tiêu chuẩn độ dài tuyến làm cơ sở. Công trình đê điều bê tông cốt thép phải xây dựng tuyến thủy chuẩn hạng 3.
- Phạm vi ứng dụng, mật độ và độ chính xác các lưới độ cao xem Phụ lục C.
...
Như vậy, lưới khống chế mặt bằng và độ cao trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công công trình đê điều được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?
- Nội dung kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì?