Giá trị vốn góp thành lập hợp tác xã được pháp luật quy định như thế nào? Có thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất hay không?

Có thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất hay không? Tôi và một người bạn ở địa phương đang muốn tham gia vào một hợp tác xã. Các cá nhân chúng tôi muốn góp vốn bằng đất nông nghiệp trồng lúa nhưng không biết pháp luật có cho phép không? Có phải chỉ được góp vốn bằng tiền hay không? Vì thế tôi muốn biết liệu chúng tôi có được góp vốn để tham gia hợp tác xã bằng quyền sử dụng đất không? Nếu trở thành thành viên hợp tác xã thì tôi có những quyền gì? Mong hãy trả lời sớm giúp tôi.

Việc góp vốn điều lệ của hợp tác xã được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về việc góp vốn điều lệ và giấy chứng nhận vốn góp cụ thể như sau:

- Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.

- Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.

Tải về mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp mới nhất 2023: Tại Đây

Hợp tác xã

Giá trị vốn góp thành lập hợp tác xã được pháp luật quy định như thế nào?

Có thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất hay không?

Căn cứ theo Điều 42 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về việc xác định giá trị vốn góp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:

- Vốn góp là tiền đồng Việt Nam, các loại tài sản khác được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam bao gồm ngoại tệ, hiện vật, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá tại thời điểm góp vốn.

- Giá trị vốn góp bằng các loại tài sản khác được xác định theo nguyên tắc thỏa thuận giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc thông qua tổ chức thẩm định.

Như vậy, theo quy định nêu trên vốn góp để thành lập hợp tác xã ngoài tiền đồng Việt Nam còn có các loại tài sản khác được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam bao gồm ngoại tệ, hiện vật, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá tại thời điểm góp vốn. Do đó, bạn có thể thực hiện góp vốn thành lập hợp tác xã bằng quyền sử dụng đất của mình.

Sau khi góp vốn thành viên hợp tác xã có được cấp giấy chứng nhận vốn góp không?

Theo khoản 4 Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về việc góp vốn điều lệ và giấy chứng nhận vốn góp cụ thể như sau:

"4. Khi góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp giấy chứng nhận vốn góp. Giấy chứng nhận vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình.
Trường hợp thành viên là pháp nhân thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Đối với hợp tác xã thành viên thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký của hợp tác xã thành viên; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên;
d) Tổng số vốn góp; thời điểm góp vốn;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã."

Như vậy, sau khi góp đủ vốn thì bạn sẽ được hợp tác xã cấp giấy chứng nhận vốn góp.

Quyền của thành viên hợp tác xã được quy định như thế nào?

Theo Điều 14 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về quyền của thành viên, hợp tác xã thành viên, theo đó thành viên hợp tác xã có các quyền sau đây:

- Được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ.

- Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và điều lệ.

- Được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên.

- Được biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội thành viên theo quy định tại Điều 32 của Luật này.

- Ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; yêu cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định của Luật này và điều lệ.

- Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ.

- Được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.

- Được chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

- Quyền khác theo quy định của điều lệ.

Như vậy, khi trở thành thành viên hợp tác xã bạn sẽ có những quyền theo quy định trên đây.

Thành viên hợp tác xã Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Thành viên hợp tác xã
Thành lập hợp tác xã
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu nghị quyết hội nghị thành lập hợp tác xã mới nhất? Nghị quyết được biểu quyết theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Thành viên hợp tác xã nào phải nộp phí thành viên? Có chấm dứt tư cách thành viên nếu không nộp phí thành viên?
Pháp luật
Người thừa kế phần vốn góp của hợp tác xã có trở thành thành viên hợp tác xã không? Khi nào được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp?
Pháp luật
Thành viên hợp tác xã chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Thành viên liên kết không góp vốn cần phải đáp ứng những điều kiện nào để trở thành thành viên hợp tác xã?
Pháp luật
Góp sức lao động là gì? Mức độ góp sức lao động của thành viên hợp tác xã được đo bằng tỷ lệ nào?
Pháp luật
Hội nghị thành lập hợp tác xã do sáng lập viên tổ chức thì người đại diện theo ủy quyền của sáng lập viên là ai?
Pháp luật
Quyền của thành viên hợp tác xã chính thức theo quy định Luật Hợp tác xã 2023? Chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã chính thức khi nào?
Pháp luật
Theo quy định mới nhất, từ 1/7/2024, người là thành viên hợp tác xã sẽ có những nghĩa vụ nào?
Pháp luật
Pháp nhân Việt Nam muốn trở thành thành viên của hợp tác xã cần đáp ứng điều kiện gì? Một pháp nhân có thể trở thành thành viên của nhiều hợp tác xã hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thành viên hợp tác xã
Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
3,449 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thành viên hợp tác xã Thành lập hợp tác xã

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thành viên hợp tác xã Xem toàn bộ văn bản về Thành lập hợp tác xã

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào