Người được thi hành án dân sự là ai? Có đình chỉ thi hành án khi người được thi hành án dân sự chết không?
Người được thi hành án dân sự là ai?
Người được thi hành án được quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự 2008 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đương sự bao gồm người được thi hành án, người phải thi hành án.
2. Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành.
3. Người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của đương sự.
5. Thời hiệu yêu cầu thi hành án là thời hạn mà người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án; hết thời hạn đó thì mất quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án theo quy định của Luật này.
...
Như vậy, người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành.
Người được thi hành án dân sự là ai? Có đình chỉ thi hành án khi người được thi hành án dân sự chết không? (hình từ internet)
Có đình chỉ thi hành án khi người được thi hành án dân sự chết không?
Đình chỉ thi hành án được quy định tại Điều 50 Luật Thi hành án dân sự 2008, được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 như sau:
Đình chỉ thi hành án
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành án trong trường hợp sau đây:
a) Người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế;
b) Người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế;
c) Đương sự có thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ quyền, lợi ích được hưởng theo bản án, quyết định, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;
d) Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 103 của Luật này;
đ) Người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác;
e) Có quyết định miễn nghĩa vụ thi hành án;
g) Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án;
h) Người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đã chết hoặc đã thành niên.
...
Như vậy, chỉ đình chỉ thi hành án khi người được thi hành án dân sự chết trong trường hợp người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế.
Người được thi hành án dân sự có quyền và nghĩa vụ gì?
Quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án dân sự được quy định tại Điều 7 Luật Thi hành án dân sự 2008, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 như sau:
(1) Người được thi hành án có các quyền:
- Yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án;
- Được thông báo về thi hành án;
- Thỏa thuận với người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án;
- Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án;
- Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;
- Không phải chịu chi phí xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên thực hiện;
- Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ;
- Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
- Chuyển giao quyền được thi hành án cho người khác;
- Được miễn, giảm phí thi hành án trong trường hợp cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;
- Khiếu nại, tố cáo về thi hành án.
(2) Người được thi hành án dân sự có các nghĩa vụ:
- Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định;
- Thực hiện các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;
- Chịu phí, chi phí thi hành án dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn lưu trữ đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán là ít nhất mấy năm?
- Biên bản kỳ họp Hội đồng nhân dân phải có chữ ký của ai? Kỳ họp Hội đồng nhân dân có diễn ra công khai không?
- Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có hoạt động vì mục đích lợi nhuận không?
- 07 nguyên tắc làm việc của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn? Cơ cấu tổ chức như thế nào?
- Cơ quan nào quy định việc kết nạp đoàn viên danh dự? Quyền của đoàn viên danh dự được pháp luật quy định như thế nào?