Lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân từ ngày 01/07/2025 bao gồm lực lượng nào?
Lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân từ ngày 01/07/2025 bao gồm lực lượng nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật Phòng không nhân dân 2024 quy định về lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân bao gồm:
Lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân
1. Lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân bao gồm:
a) Lực lượng nòng cốt;
b) Lực lượng rộng rãi.
Như vậy, từ ngày 1/7/2025, lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân bao gồm: Lực lượng nòng cốt và Lực lượng rộng rãi.
Theo đó, khoản 2, khoản 3 Điều 12 Luật Phòng không nhân dân 2024 quy định về lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi như sau:
(1) Lực lượng nòng cốt là lực lượng được tổ chức tại các đơn vị bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ và dự bị động viên.
(2) Lực lượng rộng rãi bao gồm:
+ Lực lượng được huy động gồm Dân quân tự vệ, quân nhân dự bị chưa được sắp xếp vào các đơn vị và lực lượng từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, quần chúng nhân dân để tham gia bồi dưỡng, tập huấn, diễn tập, phục vụ chiến đấu, chiến đấu, khắc phục hậu quả địch đột nhập, tiến công đường không và bảo đảm an toàn phòng không;
+ Lực lượng tự nguyện do quần chúng nhân dân tham gia để phục vụ chiến đấu, chiến đấu, khắc phục hậu quả địch đột nhập, tiến công đường không và bảo đảm an toàn phòng không.
Lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân từ ngày 01/07/2025 bao gồm lực lượng nào? (Hình ảnh Internet)
Tổ chức lực lượng phòng không nhân dân ra sao?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Phòng không nhân dân 2024 quy định về tổ chức lực lượng phòng không nhân dân cụ thể như sau:
- Lực lượng phòng không nhân dân được tổ chức phù hợp với phương án tác chiến phòng thủ các cấp và trọng điểm phòng không nhân dân.
- Trong thời bình, lực lượng nòng cốt được tổ chức như sau:
+ Lực lượng phòng không cấp tỉnh, cấp huyện gồm bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ phòng không, quân nhân dự bị chuyên ngành phòng không, lực lượng phòng không kiêm nhiệm của cơ quan quân sự địa phương và Bộ đội Biên phòng được tổ chức thành các đại đội, trung đội, khẩu đội; các đài, vọng quan sát phòng không, các tổ bắn mục tiêu bay thấp và tổ chế áp tàu bay không người lái, phương tiện bay khác;
+ Lực lượng phòng không cấp xã do dân quân đảm nhiệm được tổ chức thành các tổ bắn mục tiêu bay thấp và tổ chế áp tàu bay không người lái, phương tiện bay khác;
+ Lực lượng phòng không ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tổ chức lực lượng tự vệ do lực lượng tự vệ đảm nhiệm được tổ chức phù hợp với quy mô, tổ chức, đặc điểm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng hoặc tình trạng chiến tranh, lực lượng phòng không nhân dân được tổ chức như sau:
+ Lực lượng nòng cốt được tổ chức theo quy định về tổ chức, biên chế của bộ đội địa phương và Dân quân tự vệ trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng hoặc trong tình trạng chiến tranh;
+ Lực lượng rộng rãi được huy động phù hợp với nhiệm vụ phòng không của từng địa phương.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết Điều 13 Luật Phòng không nhân dân 2024.
Cơ quan nào chỉ đạo phòng không nhân dân? Hoạt động chỉ đạo phòng không nhân dân thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Phòng không nhân dân 2024 quy định cụ thể về cơ quan chỉ đạo phòng không nhân dân bao gồm:
- Chính phủ chỉ đạo phòng không nhân dân trên phạm vi cả nước;
- Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ chỉ đạo về phòng không nhân dân;
- Bộ Tư lệnh quân khu chỉ đạo về phòng không nhân dân trên địa bàn quân khu;
- Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện phòng không nhân dân tại địa phương.
Lưu ý:
- Ban chỉ đạo phòng không nhân dân được tổ chức ở trung ương, quân khu và địa phương. Ban chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp có nhiệm vụ tham mưu, giúp Cơ quan chỉ đạo phòng không nhân dân cấp tương ứng.
- Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng không nhân dân trung ương; Bộ Tham mưu quân khu là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng không nhân dân quân khu; cơ quan quân sự địa phương các cấp là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng không nhân dân cùng cấp.
- Chính phủ quy định chi tiết vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, hoạt động của Ban chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp.
Căn cứ theo Điều 10 Luật Phòng không nhân dân 2024 quy định về hoạt động chỉ đạo phòng không nhân dân cụ thể như sau:
(1) Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về phòng không nhân dân.
(2) Thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân và các hoạt động phòng không nhân dân.
(3) Huy động lực lượng và các nguồn lực bảo đảm cho nhiệm vụ phòng không nhân dân.
(4) Sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân.
Lưu ý: Luật Phòng không nhân dân 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan nào quy định việc kết nạp đoàn viên danh dự? Quyền của đoàn viên danh dự được pháp luật quy định như thế nào?
- Xử lý hành vi phân biệt đối xử về giới trong công tác Dân quân tự vệ như thế nào theo quy định?
- Điều kiện để người có chứng chỉ kế toán viên được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua hộ kinh doanh dịch vụ kế toán là gì?
- Nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào hiện nay?
- Mẫu báo cáo triển khai thi công xây dựng công trình là mẫu nào? Có bắt buộc lập tiến độ thi công trước khi triển khai thi công xây dựng?