Giá sàn của chứng quyền có bảo đảm sẽ bằng với đơn vị yết giá nhỏ nhất trong trường hợp nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Chứng quyền có bảo đảm có thuộc loại chứng khoán được phép giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hay không?
Căn cứ Điều 3 Quy chế giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 352/QĐ-SGDHCM năm 2021 quy định về các loại chứng khoán được phép giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán như sau:
Quy tắc chung
1. SGDCK tổ chức giao dịch đối với các loại chứng khoán sau đây:
a) Cổ phiếu;
b) Chứng chỉ quỹ đóng;
c) Chứng chỉ quỹ ETF;
d) Trái phiếu;
đ) Chứng quyền có bảo đảm (sau đây viết tắt là chứng quyền);
e) Các loại chứng khoán khác sau khi có sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (sau đây viết tắt là UBCKNN).
2. Chứng khoán niêm yết tại SGDCK được giao dịch thông qua hệ thống giao dịch của SGDCK, ngoại trừ các trường hợp chuyển quyền sở hữu ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán theo quy định pháp luật tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2020/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.
3. Thành viên phải tuân thủ Quy chế này, Quy chế thành viên giao dịch do SGDCK ban hành và các quy định liên quan khác.
Như vậy, chứng quyền có bảo đảm thuộc loại chứng khoán được phép tổ chức giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Đơn vị yết giá chứng khoán đối với cổ phiếu được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Quy chế giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 352/QĐ-SGDHCM năm 2021 quy định về đơn vị yết giá trong chứng như sau:
Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá
1. Đơn vị giao dịch lô chẵn đối với giao dịch khớp lệnh là 100 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền. Mỗi lệnh giao dịch lô chẵn không được vượt quá khối lượng tối đa là 500.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền.
2. Đơn vị giao dịch lô lớn đối với giao dịch thỏa thuận là 1 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền. Khối lượng giao dịch lô lớn lớn hơn hoặc bằng 20.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền.
3. Đối với giao dịch trái phiếu: Không quy định đơn vị giao dịch.
4. Đơn vị yết giá được quy định như sau:
a) Giao dịch theo phương thức khớp lệnh:
- Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng:
- Đối với chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền: Áp dụng đơn vị yết giá 10 đồng cho tất cả các mức giá.
b) Đơn vị yết giá đối với giao dịch thỏa thuận là 1 đồng.
Theo quy định trên thì đơn vị yết giá chứng khoán đối với cổ phiếu gồm 03 đơn vị:
- Nếu cổ phiếu có mức giá nhỏ hơn 10.000 VNĐ thì đơn vị yết giá là 10 đồng;
- Nếu cổ phiếu có mức giá từ 10.000 - 49.950 VNĐ thì đơn vị yết giá là 50 đồng;
- Nếu cổ phiếu có mức giá lớn hơn 50.000 VNĐ thì đơn vị yết giá là 100 đồng.
Giá sàn của chứng quyền có bảo đảm sẽ bằng với đơn vị yết giá nhỏ nhất trong trường hợp nào?
Giá sàn của chứng quyền có bảo đảm sẽ bằng bới đơn vị yết giá nhỏ nhất trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 9 Quy chế giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 352/QĐ-SGDHCM năm 2021 quy định về cách xác định giá trần, giá sàn và biên độ dao động giá như sau:
Cách xác định giá trần, giá sàn và biên độ dao động giá
1. Giá trần/sàn trong ngày giao dịch của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF và chứng quyền được tính toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và làm tròn xuống đối với giá trần, làm tròn lên đối với giá sàn theo đơn vị yết giá. Không giới hạn giá trần, giá sàn trong ngày đối với giao dịch trái phiếu.
2. Giá trần/sàn trong ngày giao dịch của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF được xác định như sau:
Giá trần = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá trần)
Giá sàn = Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá sàn).
3. Giá trần/sàn trong ngày giao dịch đầu tiên và ngày giao dịch thông thường của chứng quyền mua dựa trên chứng khoán cơ sở là cổ phiếu được xác định như sau:
Giá trần = Giá tham chiếu chứng quyền + (giá trần của cổ phiếu cơ sở - Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở) x 1/Tỷ lệ chuyển đổi
Giá sàn = Giá tham chiếu chứng quyền - (giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở - giá sàn cổ phiếu cơ sở) x 1/Tỷ lệ chuyển đổi
Trường hợp giá sàn của chứng quyền nhỏ hơn hoặc bằng không (0), giá sàn sẽ là đơn vị yết giá nhỏ nhất bằng 10 đồng.
...
Theo quy định thì giá sàn chứng quyền có bảo đảm trong ngày giao dịch đầu tiên và ngày giao dịch thông thường của chứng quyền mua dựa trên chứng khoán cơ sở là cổ phiếu được xác định theo công thức: Giá sàn = Giá tham chiếu chứng quyền - (giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở - giá sàn cổ phiếu cơ sở) x 1/Tỷ lệ chuyển đổi
Trường hợp giá sàn của chứng quyền có bảo đảm nhỏ hơn hoặc bằng không (0), giá sàn sẽ là đơn vị yết giá nhỏ nhất bằng 10 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?