Giá điện sinh hoạt là gì? Nhà nước hỗ trợ giá điện sinh hoạt theo tiêu chí nào? Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán điện?
Giá điện sinh hoạt là gì?
Hiện tại Luật Điện Lực 2004 không có giải thích thế nào là giá điện sinh hoạt. Tuy nhiên, căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 16/2014/TT-BCT quy định về giá bán lẻ điện sinh hoạt như sau:
Giá bán lẻ điện sinh hoạt
1. Giá bán lẻ điện sinh hoạt áp dụng với hộ sử dụng điện cho nhu cầu sinh hoạt có hợp đồng mua bán điện trực tiếp với bên bán điện. Mỗi hộ sử dụng điện trong một tháng được áp dụng một định mức sử dụng điện sinh hoạt.
...
Theo đó, có thể hiểu giá điện sinh hoạt là mức giá điện được áp dụng đối với các hộ sử dụng điện cho nhu cầu sinh hoạt, đã ký kết hợp đồng mua bán với bên cung cấp điện.
Bên cạnh đó tại Điều 3 Luật Điện Lực 2004 cũng có giải thích:
- Biểu giá điện là bảng kê các mức giá và khung giá điện cụ thể áp dụng cho các đối tượng mua bán điện theo các điều kiện khác nhau.
- Khung giá điện là phạm vi biên độ dao động cho phép của giá điện giữa giá thấp nhất (giá sàn) và giá cao nhất (giá trần).
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 137/2013/NĐ-CP thì Bộ Công Thương là cơ quan có trách nhiệm quy định phương pháp, trình tự lập và thẩm định khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện, phí điều hành giao dịch thị trường điện lực sau khi lấy ý kiến của Bộ Tài chính.
Giá điện sinh hoạt là gì? (Hình từ Internet)
Nhà nước hỗ trợ giá điện sinh hoạt theo tiêu chí nào?
Căn cứ Điều 29 Luật Điện Lực 2004 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Luật Điện lực sửa đổi 2012) có quy định về chính sách giá điện như sau:
Chính sách giá điện
1. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển điện lực có lợi nhuận hợp lý, tiết kiệm tài nguyên năng lượng, sử dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo không gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động điện lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ở nông thôn, miền núi, hải đảo.
1a. Giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực.
2. Khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và có hiệu quả.
3. Thực hiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý đối với các nhóm khách hàng; Nhà nước hỗ trợ giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt đối với hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
4. Bảo đảm quyền tự quyết định giá mua, bán điện trong khung giá, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do Nhà nước quy định của các đối tượng mua bán điện trên thị trường điện lực.
5. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện.
Theo quy định trên thì Nhà nước có chính sách hỗ trợ giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt đối với hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
Như vậy, Nhà nước hỗ trợ giá điện sinh hoạt theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
Ký kết hợp đồng mua bán điện có phải thực hiện biện pháp bảo đảm không?
Bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán điện được quy định tại Điều 12 Nghị định 137/2013/NĐ-CP như sau:
Bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán điện
1. Bên mua điện là khách hàng sử dụng điện có sản lượng điện tiêu thụ bình quân từ 1.000.000 kWh/tháng trở lên có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng mua bán điện có hiệu lực.
2. Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng do các bên mua, bán điện thỏa thuận, nhưng không vượt quá 15 ngày tiền điện, được tính trên cơ sở sản lượng điện tiêu thụ trung bình tháng đăng ký trong hợp đồng mua bán điện và giá điện năng giờ bình thường được áp dụng.
3. Biện pháp, hình thức, hiệu lực bảo đảm, quyền và nghĩa vụ trong việc bảo đảm do các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng mua bán điện; khuyến khích thực hiện biện pháp bảo lãnh qua ngân hàng.
4. Bên bán điện có quyền ngừng cấp điện cho bên mua điện trong trường hợp bên mua điện không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, không duy trì biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.
5. Quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán điện không áp dụng đối với các hợp đồng mua bán điện đã có hiệu lực trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực, trừ các hợp đồng mua bán điện mà hai bên đã có thỏa thuận về bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Đối chiếu với quy định trên, trong trường hợp bên mua điện là khách hàng sử dụng điện có sản lượng điện tiêu thụ bình quân từ 1.000.000 kWh/tháng trở lên thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng mua bán điện có hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản luận cứ bảo vệ nguyên đơn trong vụ án dân sự mới nhất? Đương sự trong vụ án dân sự gồm những ai?
- Tổng hợp 03 mẫu nội dung ghi biên bản sinh hoạt chi bộ? Hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ hàng tháng?
- Mẫu giấy đề nghị thực hành tại cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 các trường tổ chức các hình thức sinh hoạt cho học sinh sinh viên tham gia gồm hoạt động nào?
- Phiếu đăng ký dự tuyển công chức 2024 của Tổng cục Quản lý thị trường? Phiếu đăng ký dự tuyển công chức mẫu 01?