Giá của dịch vụ thẩm định giá có thể do doanh nghiệp thẩm định giá và khách hàng thỏa thuận với nhau hay không?
Giá của dịch vụ thẩm định giá có thể do doanh nghiệp thẩm định giá và khách hàng thỏa thuận với nhau hay không?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 89/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 12/2021/NĐ-CP có quy định về giá dịch vụ thẩm định giá như sau:
"Điều 11. Giá dịch vụ thẩm định giá
1. Giá dịch vụ thẩm định giá thực hiện theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp thẩm định giá với khách hàng thẩm định giá theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này trên nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường và được ghi trong hợp đồng thẩm định giá; trường hợp việc lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm định giá thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Các căn cứ xác định giá dịch vụ thẩm định giá:
a) Nội dung, khối lượng, tính chất công việc và thời gian thực hiện thẩm định giá;
b) Chi phí kinh doanh thực tế hợp lý tương ứng với chất lượng dịch vụ gồm: Chi phí tiền lương, chi phí phát sinh trong quá trình khảo sát, thu thập, phân tích, xử lý thông tin; chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác theo quy định của pháp luật;
c) Chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc chi phí trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp;
d) Lợi nhuận dự kiến (nếu có) đảm bảo giá dịch vụ thẩm định giá phù hợp mặt bằng giá dịch vụ thẩm định giá tương tự trên thị trường;
đ) Các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
3. Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp thẩm định giá ban hành và thực hiện niêm yết biểu giá dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp mình theo quy định tại Khoản 6 Điều 4, Khoản 5 Điều 12 của Luật giá bằng hình thức mức giá dịch vụ trọn gói, theo tỷ lệ phần trăm (%) của giá trị tài sản hoặc giá trị dự án cần thẩm định giá và hình thức khác do doanh nghiệp quyết định phù hợp với các quy định của pháp luật."
Như vậy, giữa khách hàng có nhu cầu thẩm định giá và doanh nghiệp thẩm định giá được thỏa thuận giá dịch vụ thẩm định giá với nhau dựa trên những căn cứ và quy định cụ thể của pháp luật.
Mức giá thỏa thuận phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường và được ghi trong hợp đồng thẩm định giá.
Giá của dịch vụ thẩm định giá có thể do doanh nghiệp thẩm định giá và khách hàng thỏa thuận với nhau hay không?
Hoạt động thẩm định giá được tiến hành dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ quy định tại Điều 29 Luật Giá 2012, nguyên tắc hoạt động thẩm định giá được quy định như sau:
"Điều 29. Nguyên tắc hoạt động thẩm định giá
1. Tuân thủ pháp luật, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
2. Chịu trách nhiệm về hoạt động thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, tính trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá và kết quả thẩm định giá.
4. Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật."
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam theo đó được quy định tại Điều 6 Nghị định 89/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
"Điều 6. Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam
1. Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam gồm các tiêu chuẩn hướng dẫn về nhũng quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá tài sản; những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định giá tài sản; giá trị thị trường và giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tài sản; phân loại tài sản; quy trình thẩm định giá tài sản; báo cáo kết quả thẩm định giá, hồ sơ và chứng thư thẩm định giá tài sản; các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá.
2. Bộ Tài chính ban hành và hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam để áp dụng trong hoạt động thẩm định giá trên lãnh thổ Việt Nam."
Doanh nghiệp thẩm định giá có quyền từ chối yêu cầu thẩm định giá của khách hàng hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Giá 2012, quyền của doanh nghiệp thẩm định giá được quy định như sau:
"Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá
1. Quyền của doanh nghiệp thẩm định giá:
a) Cung cấp dịch vụ thẩm định giá;
b) Nhận thù lao dịch vụ thẩm định giá theo giá thỏa thuận với khách hàng đã ghi trong hợp đồng;
c) Thành lập chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá;
d) Đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài;
đ) Tham gia tổ chức nghề nghiệp trong nước và ngoài nước về thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
e) Yêu cầu khách hàng thẩm định giá cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu có liên quan đến tài sản thẩm định giá;
g) Từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định giá đối với yêu cầu của khách hàng;
h) Các quyền khác theo quy định của pháp luật."
Như vậy, doanh nghiệp thẩm định giá hoàn toàn có quyền từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định giá đối với yêu cầu của khách hàng trong trường hợp doanh nghiệp nhận thấy yêu cầu đó vượt quá khả năng hoặc không pù hợp với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?