Giả bệnh không đến khám nghĩa vụ quân sự lần hai có được không? Trốn khám nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tôi năm nay 23 tuổi, đang nằm trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự (NVQS). Mấy tháng trước, xã có gọi tôi lên trạm y tế xã để khám sức khỏe. Mới đây, tôi lại nhận tiếp thư mời đi khám sức khỏe lần hai tại huyện. Ban đầu tôi nghĩ nếu không đi khám thì tôi sẽ không phải trúng tuyển đi NVQS nên tôi đã không đến khám theo thư mời. Vừa rồi, tôi nghe một anh làm bên xã nói những người trốn khám sức khỏe và trốn NVQS sẽ bị phạt rất nặng. Tôi muốn hỏi việc tôi giả bệnh để trốn tránh khám sức khỏe NVQS có vi phạm pháp luật không và hình phạt như thế nào?

Giả bệnh không đến khám nghĩa vụ quân sự lần 2 thì có được không?

Theo Điều 4 Thông tư 07/2023/TT-BQP (Có hiệu lực từ 14/03/2023) quy định về lý do chính đáng như sau:

“Lý do chính đáng” quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 11, Điều 12 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8, khoản 9, khoản 12, khoản 13 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP
1. “Lý do chính đáng” là một trong các trường hợp sau:
a) Người phải thực hiện việc kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây viết gọn là người thực hiện nghĩa vụ quân sự) nhưng bị ốm đau, tai nạn hoặc trên đường đi bị ốm đau, tai nạn phải điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
b) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự, gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ hoặc cha chồng, mẹ chồng; cha nuôi, mẹ nuôi; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm đau, tai nạn nặng đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
c) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại điểm b khoản này chết nhưng chưa tổ chức tang lễ hoặc tang lễ chưa kết thúc.
d) Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại điểm b khoản này nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
đ) Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu; hoặc có nhận được lệnh, nhưng trong lệnh không ghi rõ thời gian, địa điểm do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm, hoặc do người khác có hành vi cản trở được quy định tại Điều 7 Thông tư này.
2. Trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã điều trị hoặc trạm y tế cấp xã nơi cư trú; trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, lấy lý do bị bệnh để trốn khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự lần 2 sẽ không được xem là lý do chính đáng, bởi trường hợp của phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc bệnh viện, trạm y tế cấp xã và các chứng từ liên quan đến việc bạn đang phải điều trị khám chữa bệnh tại bệnh viện. Sẽ được tính là vi phạm pháp luật.

Trước đây, quy định về lý do chính đáng tại Điều 5 Thông tư 95/2014/TT-BQP (Hết hiệu lực từ 14/03/2023) như sau:

“Lý do chính đáng” quy định tại Khoản 1 Điều 5, Khoản 1 Điều 6, Khoản 1 Điều 7, Khoản 1 Điều 11, Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP

1. “Lý do chính đáng” quy định tại Khoản 1 Điều 5, Khoản 1 Điều 6, Khoản 1 Điều 7, Khoản 1 Điều 11, Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP là một trong các lý do sau:

a) Người phải thực hiện việc sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây viết gọn là người thực hiện nghĩa vụ quân sự) nhưng bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.

b) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng.

c) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.

d) Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.

đ) Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở quy định tại Điều 8 Chương II Thông tư này.

2. Trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc bệnh viện, trạm y tế cấp xã; trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nghĩa vụ quân sự

Nghĩa vụ quân sự

Không có mặt đúng thời gian theo lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì bị xử phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 22/07/2022) về vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:

Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
b) Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Theo đó, người không có mặt đúng thời gian theo lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng thì bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

Trước đây, quy định vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;

b) Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;

c) Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà cán bộ, nhân viên y tế có được đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;

c) Buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này.

Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ nghĩa vụ quân sự thì bị ở tù bao nhiêu năm?

Tại Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau:

"1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội."

Theo đó, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ sẽ bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Nghĩa vụ quân sự Tải trọn bộ các văn bản quy định về nghĩa vụ quân sự hiện hành
Khám nghĩa vụ quân sự Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khám nghĩa vụ quân sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
22 bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự 2025
Pháp luật
Nghị quyết Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã phải được bao nhiêu thành viên biểu quyết tán thành? Ủy viên Hội đồng gồm những người nào?
Pháp luật
Bỏ ngang việc học đại học thì gọi nghĩa vụ quân sự đến năm bao nhiêu tuổi? Có ưu tiên tuyển người bỏ ngang học đại học?
Pháp luật
Mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất? Tải về mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất ở đâu?
Pháp luật
Luật Nghĩa vụ quân sự mới nhất năm 2025? Quy định về tiêu chuẩn sức khỏe đi Nghĩa vụ quân sự năm 2025?
Pháp luật
Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Học tại chức là gì? Học tại chức có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự hay không? Quy định về chương trình học tại chức?
Pháp luật
Công dân có cần nộp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 trong hồ sơ đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu hay không?
Pháp luật
Nghĩa vụ quân sự 2025 tuyển quân mấy đợt? Nhập ngũ 2025 vào ngày nào? Nghĩa vụ quân sự 2025 đi mấy năm?
Pháp luật
Đi nghĩa vụ quân sự 2025 mấy năm? Lịch đi nghĩa vụ quân sự 2025? Trúng tuyển NVQS nhưng trốn thì phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Các đối tượng được ưu tiên tuyển chọn nghĩa vụ quân sự 2025 theo Hướng dẫn mới nhất của Bộ Quốc phòng thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghĩa vụ quân sự
4,883 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghĩa vụ quân sự Khám nghĩa vụ quân sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nghĩa vụ quân sự Xem toàn bộ văn bản về Khám nghĩa vụ quân sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào