Giá bán nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 được xác định như thế nào?

Xin cho hỏi giá bán nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 được quy định như thế nào? Và đối với cá nhân muốn vay vốn hỗ trợ nhà ở cần đáp ứng điều kiện gì?- Câu hỏi của chị Vân (Vũng Tàu).

Giá bán nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 được xác định như thế nào?

Theo Điều 5 Thông tư 07/2013/TT-BXD (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 18/2013/TT-BXD quy định như sau:

Quy định về nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2 và có giá bán thấp hơn 15 triệu đồng/m2
1. Nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 quy định trong Thông tư này là nhà ở thương mại do doanh nghiệp đầu tư tại các dự án phát triển nhà ở.
2. Diện tích căn hộ, căn nhà ở theo quy định tại Khoản 1 Điều này được xác định như sau:
a) Đối với căn hộ chung cư: là diện tích sàn của căn hộ (bao gồm cả diện tích ban công, lô-gia sử dụng riêng của căn hộ) được ghi trong hợp đồng mua bán theo nguyên tắc tính kích thước thông thủy của căn hộ (kể cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong nhưng không bao gồm diện tích cột và hộp kỹ thuật bên trong căn hộ);
b) Đối với nhà thấp tầng: có diện tích sàn nhà ở nhỏ hơn 70m2 và diện tích khuôn viên đất nhỏ hơn 70m2;
c) Diện tích sàn căn hộ nhà ở thương mại ghi trong hợp đồng mua, bán nhà ở hình thành trong tương lai giữa chủ đầu tư và khách hàng là diện tích căn hộ tạm tính theo thiết kế nhưng với quy mô nhỏ hơn 70 m², khi hoàn công có thể thay đổi theo thực tế nhưng không vượt quá 5%.
3. Giá bán của căn hộ, căn nhà ở theo quy định tại Khoản 1 Điều này được xác định như sau:
a) Giá bán được ghi trong hợp đồng mua bán nhà ở là giá bán nhà hoàn thiện, đã bao gồm thuế VAT và kinh phí bảo trì nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở;
b) Đối với nhà chung cư: giá bán tính cho 1m2 sàn theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều này;
c) Đối với nhà thấp tầng: giá bán là giá tính cho 1m2 sàn nhà ở, trong đó bao gồm cả giá đất.

Theo đó, nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 được xác định giá bán trong 02 trường hợp, cụ thể như sau:

+ Đối với nhà chung cư: giá bán tính cho 1m2 sàn, trong đó diện tích sàn của căn hộ bao gồm cả diện tích ban công, lô-gia sử dụng riêng của căn hộ được ghi trong hợp đồng mua bán theo nguyên tắc tính kích thước thông thủy của căn hộ (kể cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong nhưng không bao gồm diện tích cột và hộp kỹ thuật bên trong căn hộ);

+ Đối với nhà thấp tầng: giá bán là giá tính cho 1m2 sàn nhà ở, trong đó bao gồm cả giá đất.

Lưu ý: Giá bán được ghi trong hợp đồng mua bán nhà ở thương mại là giá bán nhà hoàn thiện, đã bao gồm thuế VAT và kinh phí bảo trì nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở;

Cá nhân vay vốn hỗ trợ để thuê nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 cần đáp ứng những gì?

cho-vay-ho-tro-nha-o-thuong-mai

Cá nhân vay vốn hỗ trợ để thuê nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 cần đáp ứng những gì?

Theo Điều 3 Thông tư 11/2013/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 32/2014/TT-NHNN quy định như sau:

Điều kiện cho vay
Ngoài các điều kiện cho vay theo quy định của pháp luật hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng; quy định tại Thông tư số 07/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 05 năm 2013 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn việc xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế Thông tư số 07/2013/TT-BXD, khách hàng phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
1. Đối với khách hàng cá nhân vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; thuê, mua nhà ở thương mại:
a) Có hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; hợp đồng thuê, mua nhà ở thương mại với chủ đầu tư;
b) Có mục đích vay vốn để trả khoản tiền chưa thanh toán mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15.000.000 đồng/m2 đối với các hợp đồng đã ký với chủ đầu tư kể từ ngày 07 tháng 01 năm 2013; hoặc có mục đích vay vốn để trả các khoản tiền chưa thanh toán với chủ đầu tư phát sinh kể từ ngày 21 tháng 8 năm 2014 để mua nhà ở thương mại có tổng giá trị hợp đồng mua bán (kể cả nhà và đất) không vượt quá 1.050.000.000 đồng;
c) Có đề nghị vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; thuê, mua nhà ở thương mại và cam kết khách hàng, các thành viên trong hộ gia đình của khách hàng chưa được vay vốn hỗ trợ tại ngân hàng theo quy định tại Thông tư này;
d) Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương án vay theo quy định tại khoản 5 Điều này.

Theo đó, ngoài đáp ứng yêu cầu về đối tượng được vay vốn hỗ trợ thuê nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 quy định tại Điều 2 Thông tư 07/2013/TT-BXD (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 17/2014/TT-BXD, cá nhân vay vốn hỗ trợ cần đáp ứng thêm các điều kiện sau:

+ Có hợp đồng thuê nhà ở thương mại với chủ đầu tư;

+ Có mục đích vay vốn để trả khoản tiền chưa thanh toán thuê nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15.000.000 đồng/m2 đối với các hợp đồng đã ký với chủ đầu tư kể từ ngày 07 tháng 01 năm 2013;

+ Có đề nghị vay vốn hỗ trợ thuê nhà ở thương mại và cam kết cá nhân, các thành viên trong hộ gia đình của cá nhân chưa được vay vốn hỗ trợ thuê nhà ở thương mại tại ngân hàng theo quy định tại Thông tư này;

+ Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương án vay là 20% giá trị của phương án vay đối với cá nhân.

Thời gian tối đa cho vay hỗ trợ nhà ở thương mại của ngân hàng đối với cá nhân thuê nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2?

Theo Điều 5 Thông tư 11/2013/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 32/2014/TT-NHNN) quy định như sau:

Thời hạn và mức cho vay
1. Thời hạn cho vay do khách hàng và ngân hàng thỏa thuận nhưng thời gian được áp dụng mức lãi suất quy định tại Thông tư này không vượt quá thời gian quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
2. Mức cho vay tối đa đối với một khách hàng do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận đảm bảo phù hợp các quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư này và không vượt quá mức áp dụng chung trên địa bàn cả nước là 700.000.000 đồng/khách hàng đối với khách hàng vay để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình.

Dẫn chiếu theo khoản 4 Điều 4 Thông tư 11/2013/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 32/2014/TT-NHNN) quy định như sau:

Mức lãi suất cho vay
4. Thời gian áp dụng mức lãi suất cho vay nêu tại Điều này:
a) Tối đa 15 năm đối với khách hàng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; thuê, mua nhà ở thương mại tính từ thời điểm khách hàng được giải ngân lần đầu tiên, nhưng không vượt quá thời điểm 01 tháng 06 năm 2031;
b) Tối đa 10 năm đối với khách hàng xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình tính từ thời điểm khách hàng được giải ngân lần đầu tiên, nhưng không vượt quá thời điểm 01 tháng 06 năm 2026;
c) Tối đa 5 năm đối với khách hàng doanh nghiệp, khách hàng hộ gia đình, cá nhân đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội tính từ thời điểm khách hàng được giải ngân lần đầu tiên, nhưng không vượt quá thời điểm 01 tháng 06 năm 2021.

Theo đó, cá nhân thuê nhà ở thương mại được tự do thỏa thuận thời gian vay vốn hỗ trợ với ngân hàng nhưng thời gian được áp dụng mức lãi suất cho vay thuê nhà ở thương mại là tối đa 15 năm từ thời điểm cá nhân được giải ngân lần đầu tiên, nhưng không vượt quá thời điểm 01 tháng 06 năm 2031.

Nhà ở thương mại Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nhà ở thương mại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhà ở thương mại là gì? Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại là ai?
Pháp luật
Đối với việc mua nhà ở thương mại để tái định cư thì người được bố trí tái định cư sẽ ký kết hợp đồng mua nhà với cơ quan nhà nước hay chủ đầu tư?
Pháp luật
Khi thực hiện dự án xây dựng nhà ở thương mại thì chủ đầu tư có quyền chuyển nhượng lại dự án cho người khác không?
Pháp luật
Quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Muốn làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại cần phải có điều kiện gì? Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có những quyền gì?
Pháp luật
Nhà ở thương mại được chuyển quyền sở hữu cho người mua kể từ thời điểm nào? Cơ quan có thẩm quyền nào sẽ cấp giấy chứng nhận cho cá nhân mua nhà ở thương mại ở Hà Nội?
Pháp luật
Điều kiện để chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những gì? Quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại là gì?
Pháp luật
Chưa giải phóng mặt bằng thì có được huy động vốn cho dự án phát triển nhà ở thương mại không?
Pháp luật
Nhà đầu tư bắt buộc phải có quyền sử dụng đất ở hợp pháp (dù ít hay nhiều) thì mới được lựa chọn làm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đô thị có nhà ở có đúng không?
Pháp luật
Tự ý sửa thiết kế nhà ở thương mại trong dự án được không? Nếu không thì có thể có thể xin phép cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh mẫu nhà trong dự án hay không?
Pháp luật
Thủ tục quyết định đầu tư dự án mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ thuộc cơ quan trung ương quản lý ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà ở thương mại
2,186 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà ở thương mại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà ở thương mại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào