Gas lạnh R142b có phải là chất làm suy giảm tầng ozon được kiểm soát không? Nếu có thì phải đăng ký sử dụng như thế nào?
Bảo vệ tầng ozon là gì? Bao gồm những nội dung như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về bảo vệ tầng ozon như sau:
"Điều 92. Bảo vệ tầng ô-dôn
1. Bảo vệ tầng ô-dôn là hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm ngăn ngừa sự suy giảm tầng ô-dôn, hạn chế tác động có hại của bức xạ cực tím từ Mặt Trời."
Theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì nội dung bảo vệ tầng ozon bao gồm:
- Quản lý hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ozon mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Thực hiện việc thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát thuộc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về bảo vệ tầng ozon trong thiết bị có các chất này khi không còn sử dụng;
- Phát triển và ứng dụng công nghệ, thiết bị sử dụng các chất không làm suy giảm tầng ozon, chất thân thiện khí hậu.
Gas lạnh R142b có phải là chất làm suy giảm tầng ozon được kiểm soát không?
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về các chất làm suy giảm tầng ozon được kiểm soát, bao gồm:
- Bromochloromethane;
- Carbon tetrachloride (sau đây gọi tắt là CTC);
- Chlorofluorocarbon (sau đây gọi tắt là CFC);
- Halon;
- Hydrobromofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HBFC);
- Hydrochlorofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HCFC);
- Methyl bromide;
- Methyl chloroform.
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 01/2022/TT-BTNMT thì danh mục các chất được kiểm soát cấm sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ theo điểm d khoản 5 Điều 22 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP được quy định tại Phụ lục III.1 kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BTNMT.
Như vậy, theo danh mục quy định tại Phụ lục III.1 kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BTNMT thì Gas lạnh R142b là chất Hydrobromofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HBFC) nên đây là chất làm suy giảm tầng ozon được kiểm soát.
Gas lạnh R142b có phải là chất làm suy giảm tầng ozon được kiểm soát không?
Sử dụng chất làm suy giảm tầng ozon được kiểm soát như thế nào?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 01/2022/TT-BTNMT quy định về hướng dẫn sử dụng các chất được kiểm soát như sau:
- Tổ chức sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ các chất được kiểm soát tuân thủ biện pháp quản lý như sau:
+ Đăng ký sử dụng chất được kiểm soát;
+ Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu;
+ Hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu.
Chi tiết về biện pháp quản lý và thời hạn áp dụng đối với từng chất được kiểm soát quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BTNMT.
- Tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa các chất được kiểm soát phải ghi rõ thông tin về chất được kiểm soát khi thực hiện thủ tục hải quan.
- Tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu các chất được kiểm soát có cùng mã HS phải ghi rõ thông tin từng chất khi thực hiện thủ tục hải quan.
Đăng ký sử dụng chất được kiểm soát tầng ozon ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về đối tượng phải đăng ký sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu; sản xuất, nhập khẩu, sở hữu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát; thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát (sau đây gọi chung là tổ chức sử dụng các chất được kiểm soát), bao gồm:
- Tổ chức có hoạt động sản xuất chất được kiểm soát;
- Tổ chức có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu chất được kiểm soát;
- Tổ chức sản xuất, nhập khẩu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát;
- Tổ chức sở hữu thiết bị có chứa các chất được kiểm soát: máy điều hòa không khí có năng suất lạnh danh định lớn hơn 26,5 kW (90.000 BTU/h) và có tổng năng suất lạnh danh định của các thiết bị lớn hơn 586 kW (2.000.000 BTU/h); thiết bị lạnh công nghiệp có công suất điện lớn hơn 40 kW;
- Tổ chức thực hiện dịch vụ thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất được kiểm soát.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 06/2022/NĐ-CP thì các đối tượng trên nộp về Bộ Tài nguyên và Môi trường 01 bộ hồ sơ đăng ký sử dụng các chất được kiểm soát (sau đây gọi là hồ sơ đăng ký) trước ngày 31 tháng 12 năm 2022, theo một trong các hình thức: nộp trực tiếp, trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính. Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, thời gian tiếp nhận hồ sơ được xác định căn cứ trên dấu bưu điện đi.
Và hồ sơ đăng ký được quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 06/2022/NĐ-CP, bao gồm:
- Đơn đăng ký sử dụng các chất được kiểm soát theo Mẫu số 01 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
- Văn bản chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức đăng ký theo quy định pháp luật: 01 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của tổ chức đăng ký.
Như vậy, Gas lạnh R142b là chất làm suy giảm tầng ozon được kiểm soát nên việc quản lý nhập khẩu gas lạnh R142b là cần thiết để bảo vệ tầng ozon. Và bạn cần phải đăng ký sử dụng Gas lạnh R142b như trên đã đề cập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?