Ép buộc xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm dẫn đến trẻ em bị rối loạn tâm thần và hành vi bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Ép buộc xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm dẫn đến trẻ em bị rối loạn tâm thần và hành vi bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Ép buộc xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm đối với trẻ em có được xem là tình tiết tăng nặng TNHS tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm?
- Xác định tuổi người bị hại là trẻ em thế nào trong trường hợp không có giấy tờ, tài liệu là căn cứ xác định?
Ép buộc xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm dẫn đến trẻ em bị rối loạn tâm thần và hành vi bị phạt bao nhiêu năm tù?
Theo quy định tại Điều 1 Luật Trẻ em 2016 thì trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm là hành vi đi ngược lại với các chuẩn mực đạo đức xã hội và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm.
Căn cứ theo Điều 147 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có quy định:
Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Có mục đích thương mại;
e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức là phạm tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm.
Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm có 3 khung hình phạt, bao gồm:
Khung 1: Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Phạm tội có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Đối với 02 người trở lên;
+ Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
+ Có mục đích thương mại;
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
+ Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
+ Làm nạn nhân tự sát.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, nếu đủ căn cứ cấu thành tội thì người từ đủ 18 tuổi ép buộc xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm dẫn đến trẻ em bị rối loạn tâm thần và hành vi sẽ cấu thành tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm với khung hình phạt tù từ 03 năm đến 12 năm. Cụ thể:
- Bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
- Bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
Ép buộc xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm dẫn đến trẻ em bị rối loạn tâm thần và hành vi bị phạt bao nhiêu năm tù? (Hình từ Internet)
Ép buộc xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm đối với trẻ em có được xem là tình tiết tăng nặng TNHS tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm?
Căn cứ Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 (có dấu phẩy tại cụm từ này bị thay thế bởi điểm b khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;
...
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Theo đó, tình tiết ép buộc xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm đối với trẻ em (người dưới 16 tuổi) không được xem là tình tiết tăng nặng TNHS vì đã được quy định là dấu hiệu định tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm.
Xác định tuổi người bị hại là trẻ em thế nào trong trường hợp không có giấy tờ, tài liệu là căn cứ xác định?
Theo Điều 417 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Điều 6 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH quy định:
Phối hợp trong việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi
1.Việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi căn cứ vào một trong các giấy tờ, tài liệu sau:
a) Giấy chứng sinh;
b) Giấy khai sinh;
c) Chứng minh nhân dân;
d) Thẻ căn cước công dân;
đ) Sổ hộ khẩu;
e) Hộ chiếu.
2. Trường hợp các giấy tờ, tài liệu nêu tại khoản 1 Điều này có mâu thuẫn, không rõ ràng hoặc không có giấy tờ, tài liệu này thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải phối hợp với gia đình, người đại diện, người thân thích, nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động, sinh hoạt trong việc hỏi, lấy lời khai, xác minh làm rõ mâu thuẫn hoặc tìm các giấy tờ, tài liệu khác có giá trị chứng minh về tuổi của người đó.
Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp nhưng chỉ xác định được khoảng thời gian tháng, quý, nửa đầu hoặc nửa cuối của năm hoặc năm sinh thì tùy từng trường hợp cụ thể cần căn cứ khoản 2 Điều 417 Bộ luật Tố tụng hình sự để xác định tuổi của họ.
3. Trường hợp kết quả giám định tuổi chỉ xác định được khoảng độ tuổi của người bị buộc tội, người bị hại thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đã xác định được để xác định tuổi của họ.
Ví dụ: Kết luận giám định A có độ tuổi trong khoảng từ 13 tuổi 6 tháng đến 14 tuổi 2 tháng thì xác định tuổi của A là 13 tuổi 6 tháng.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải phối hợp với gia đình, người đại diện, người thân thích, nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động, sinh hoạt trong việc hỏi, lấy lời khai, xác minh làm rõ mâu thuẫn hoặc tìm các giấy tờ, tài liệu khác có giá trị chứng minh về tuổi của người đó trong trường hợp không có giấy tờ, tài liệu.
Nếu đã áp dụng các biện pháp hợp pháp nhưng chỉ xác định được khoảng thời gian tháng, quý, nửa đầu hoặc nửa cuối của năm hoặc năm sinh thì tùy từng trường hợp cụ thể cần căn cứ khoản 2 Điều 417 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 để xác định tuổi của họ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế áp, tạm giữ tàu bay không người lái, phương tiện bay khác trong trường hợp nào từ ngày 1/7/2025?
- Người bị thu hồi Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương trong trường hợp nào được xem xét cấp Thẻ sau 02 năm?
- Người khai thác cảng hàng không sân bay có nghĩa vụ thực hiện xây dựng bản đồ tiếng ồn hay không?
- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng bắt buộc có trong hồ sơ chuẩn bị đầu tư xây dựng và hợp đồng?
- Người phát ngôn có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí của Bộ Công thương trong trường hợp nào?