Ép buộc trình diễn khiêu dâm là bóc lột tình dục? Ép buộc trẻ em nhảy múa thoát y có được xem là ép buộc trình diễn khiêu dâm không?
Ép buộc trình diễn khiêu dâm là bóc lột tình dục?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 giải thích về bóc lột tình dục như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bóc lột tình dục là việc ép buộc người khác bán dâm, làm đối tượng để sản xuất ấn phẩm khiêu dâm, trình diễn khiêu dâm hoặc làm nô lệ tình dục.
2. Nô lệ tình dục là việc một người do bị lệ thuộc mà buộc phải phục vụ nhu cầu tình dục của người khác.
3. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.
4. Nạn nhân là người bị xâm hại bởi hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 3 của Luật này.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc ép buộc người khác trình diễn khiêu dâm được xem là bóc lột tình dục.
Ép buộc trình diễn khiêu dâm là bóc lột tình dục? Ép buộc trẻ em nhảy múa thoát y có được xem là ép buộc trình diễn khiêu dâm không?(Hình từ Internet)
Ép buộc trẻ em nhảy múa thoát y có được xem là ép buộc trình diễn khiêu dâm không?
Theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 thì trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP có quy định về trình diễn khiêu dâm quy định tại tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm như sau:
Về một số tình tiết định tội
...
4. Trình diễn khiêu dâm quy định tại khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là hành vi dùng cử chỉ, hành động, lời nói, chữ viết, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích thích tình dục người dưới 16 tuổi; phô bày bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, khỏa thân, thoát y hoặc thực hiện các động tác mô phỏng hoạt động tình dục (bao gồm giao cấu, thủ dâm và các hành vi tình dục khác) dưới mọi hình thức.
...
Với quy định nêu trên thì hành vi ép buộc trẻ em hay người dưới 16 tuổi thoát y được xếp vào hành vi ép buộc trình diễn khiêu dâm.
Bao che cho hoạt động nhảy múa thoát y trong quán bar có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 4, khoản 6 Điều 16 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
...
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi bao che cho các hoạt động có tính chất khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy, nhảy múa thoát y tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát hoặc nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức cho khách nhảy múa thoát y hoặc tổ chức hoạt động khác mang tính chất đồi trụy tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát hoặc nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường từ 18 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Và theo Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP có quy định:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, khi có hành vi bao che cho các hoạt động nhảy múa thoát y trong quán bar thì cá nhân có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Với tổ chức thì mức phạt này sẽ từ 60.000.000 đến 80.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường từ 18 tháng đến 24 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?