Được tặng cho quyền sử dụng đất trong thời kỳ hôn nhân mà không muốn người thân được đứng tên cùng thì phải làm sao?
- Hộ khẩu mang tên 3 thành viên trong gia đình, bây giờ muốn tách riêng để hưởng riêng phần tài sản có được không?
- Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu như thế nào?
- Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như thế nào?
- Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như thế nào?
Hộ khẩu mang tên 3 thành viên trong gia đình, bây giờ muốn tách riêng để hưởng riêng phần tài sản có được không?
Căn cứ Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
- Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Theo đó, chỉ cần mẹ anh làm hợp đồng tặng cho riêng anh là anh có thể 1 mình đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không liên quan gì tới vợ anh.
Tải về mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mới nhất 2023: Tại Đây
Chia tài sản sau hôn nhân
Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu như thế nào?
Căn cứ Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu như sau:
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
- Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
+ Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
+ Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
+ Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
+ Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
+ Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, trong trường hợp của anh nếu anh quyết định ly dị vấn đề về tài sản chung anh và vợ anh phải xem xét nếu để ảnh hưởng quá nhiều đến một trong các trường hợp quy định trên thì việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của anh cũng bị vô hiệu anh nhé.
Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như thế nào?
Căn cứ Điều 41 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:
- Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.
- Kể từ ngày thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 của Luật này. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
- Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.
Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như thế nào?
Căn cứ Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:
- Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
- Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.
Như vậy, trên đây là các quy định liên quan đến vấn đề mà anh cần tư vấn, gửi đến anh tham khảo thêm anh nhé.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn văn Nghị quyết 15/NQ-CP về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Mừng thọ 100 tuổi gọi là gì? Lời chúc mừng thọ 100 tuổi? Thời gian tổ chức mừng thọ 100 tuổi theo Thông tư 06?
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?