Dược sĩ làm công tác nghiệp vụ dược yêu cầu trình độ như thế nào và thực hiện những chức trách, nhiệm vụ gì theo quy định?
Dược sĩ làm công tác nghiệp vụ dược yêu cầu trình độ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 22/2011/TT-BYT quy định về Yêu câu của dược sĩ làm công tác nghiệp vụ dược như sau:
Yêu câu, chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ làm công tác nghiệp vụ dược
1. Yêu cầu về trình độ: tối thiểu là dược sĩ đại học đối với bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 và 2. Bệnh viện hạng 3 và không phân hạng, yêu cầu tối thiểu là dược sĩ trung học.
...
Theo quy định trên, dược sĩ làm công tác nghiệp vụ dược yêu cầu về trình độ tối thiểu là dược sĩ đại học đối với bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 và 2.
Đối với bệnh viện hạng 3 và không phân hạng, yêu cầu tối thiểu là dược sĩ trung học.
Khoa dược bệnh viện (Hình từ Internet)
Dược sĩ làm công tác nghiệp vụ dược thực hiện những chức trách và nhiệm vụ gì theo quy định?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 22/2011/TT-BYT quy định về chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ làm công tác nghiệp vụ dược như sau:
Yêu câu, chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ làm công tác nghiệp vụ dược
...
2. Chức trách, nhiệm vụ:
a) Thực hiện công tác kiểm tra quy định chuyên môn dược tại khoa Dược, các khoa lâm sàng và Nhà thuốc trong bệnh viện.
b) Cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lý chuyên môn, tham mưu cho Trưởng khoa trình Giám đốc bệnh viện kế hoạch phổ biến, triển khai thực hiện các quy định này tại các khoa trong bệnh viện.
c) Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc.
d) Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược.
đ) Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa lâm sàng.
e) Đảm nhiệm việc kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc (nếu bệnh viện không tổ chức bộ phận kiểm nghiệm thì sau khi pha chế phải gửi mẫu cho các cơ quan có chức năng kiểm nghiệm thực hiện).
g) Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.
h) Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.
Như vậy, dược sĩ làm công tác nghiệp vụ dược thực hiện công tác kiểm tra quy định chuyên môn dược tại khoa Dược, các khoa lâm sàng và Nhà thuốc trong bệnh viện.
Đồng thời, cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lý chuyên môn, tham mưu cho Trưởng khoa trình Giám đốc bệnh viện kế hoạch phổ biến, triển khai thực hiện các quy định này tại các khoa trong bệnh viện vfa thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc.
- Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược.
- Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa lâm sàng.
- Đảm nhiệm việc kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc (nếu bệnh viện không tổ chức bộ phận kiểm nghiệm thì sau khi pha chế phải gửi mẫu cho các cơ quan có chức năng kiểm nghiệm thực hiện).
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.
Theo quy định về cơ cấu tổ chức của khoa Dược, ngoài nghiệp vụ dược còn có các bộ phận chính nào?
Theo Điều 2 Thông tư 22/2011/TT-BYT quy định thì Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 22/2011/TT-BYT quy định về Cơ cấu tổ chức của khoa Dược như sau:
Cơ cấu tổ chức của khoa Dược
Tùy thuộc hạng bệnh viện: bệnh viện đa khoa, chuyên khoa; số lượng cán bộ; trang thiết bị; cơ sở vật chất mà bố trí nhân lực khoa Dược cho phù hợp. Khoa Dược bao gồm các bộ phận chính sau:
1. Nghiệp vụ dược;
2. Kho và cấp phát;
3. Thống kê dược;
4. Dược lâm sàng, thông tin thuốc;
5. Pha chế thuốc, kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc;
6. Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của khoa Dược tùy thuộc hạng bệnh viện: bệnh viện đa khoa, chuyên khoa; số lượng cán bộ; trang thiết bị; cơ sở vật chất mà bố trí nhân lực khoa Dược cho phù hợp.
Khoa Dược gồm các bộ phận chính sau:
- Nghiệp vụ dược;
- Kho và cấp phát;
- Thống kê dược;
- Dược lâm sàng, thông tin thuốc;
- Pha chế thuốc, kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc;
- Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?