Được hưởng chế độ thai sản khi đóng BHXH tự nguyện? Sẽ mở rộng chế độ bảo hiểm đối với người tham gia BHXH tự nguyện đúng không?
Được hưởng chế độ thai sản khi đóng BHXH tự nguyện? Chế độ đối với người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được mở rộng?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Có thể thấy, theo quy định hiện nay thì bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ có 02 chế độ chính là hưu trí và tử tuất.
Tại Điều 4 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có xác định về các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:
Chế độ bảo hiểm xã hội
1. Trợ cấp hưu trí xã hội.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Hưu trí;
d) Tử tuất;
e) Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Thai sản;
b) Hưu trí;
c) Tử tuất;
d) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
4. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Như vậy, theo nội dung trên thì Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đề xuất bổ sung chế độ thai sản vào bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đồng thời, bên cạnh chế độ thai sản, người tham gia BHXH tự nguyện còn được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Được hưởng chế độ thai sản khi đóng BHXH tự nguyện? Sẽ mở rộng chế độ đối với người tham gia BHXH tự nguyện đúng không? (Hình từ Internet)
Điều kiện hưởng chế độ thai sản hiện nay được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Như vậy, đối tượng, điều kiện hưởng chế độ thai sản được xác định như sau:
(1) Đối tượng
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
(2) Điều kiện
- Đối với lao động nữ sinh con; mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ; nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi: phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Đối với lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền: Phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Ngoài ra, các đối tượng người lao động có đủ các điều kiện nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.
Thủ tục hưởng chế độ thai sản được thực hiện thế nào?
Căn cứ Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021.
Thủ tục hưởng chế độ thai sản của người lao động được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ.
Chuẩn bị hồ sơ và nộp lên cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc theo quy định như đã đề cập ở trên.
Bước 2: Nhận kết quả giải quyết chế độ thai sản.
- Thời hạn giải quyết:
+ Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ doanh nghiệp.
+ Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động.
- Người lao động có thể nhận tiền thai sản bằng một trong các hình thức sau:
+ Thông qua doanh nghiệp nơi mình đang làm việc.
+ Thông qua tài khoản cá nhân.
+ Trực tiếp nhận tại cơ quan bảo hiểm xã hội
+ Nhận qua người được ủy quyền hợp pháp để thực thủ tục hưởng chế độ thai sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?