Dùng uy tín của bản thân để người khác bỏ phiếu bầu theo ý mình là hành vi gì trong công tác cán bộ?

Xin hỏi, người dùng uy tín của bản thân để người khác bỏ phiếu bầu theo ý mình là hành vi gì trong công tác cán bộ? Có những biện pháp xử lý nào đối với cán bộ dùng uy tín của bản thân để người khác bỏ phiếu bầu theo ý mình? Câu hỏi của anh T.Đ (Long An).

Dùng uy tín của bản thân để người khác bỏ phiếu bầu theo ý mình là hành vi gì trong công tác cán bộ?

Hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong công tác cán bộ được quy định tại Điều 3 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 gồm những hành vi sau:

- Dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và người có quan hệ gia đình gợi ý, tác động, gây áp lực để người khác quyết định, chỉ đạo, tham mưu, đề xuất, nhận xét, đánh giá, biểu quyết, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu giới thiệu nhân sự, bỏ phiếu bầu theo ý mình.

- Để người có quan hệ gia đình, người có mối quan hệ thân quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của bản thân tác động, thao túng, can thiệp vào các khâu trong công tác cán bộ.

- Lồng ghép ý đồ cá nhân khi thực hiện các khâu trong công tác cán bộ vì động cơ, mục đích vụ lợi hoặc có lợi cho nhân sự trong quá trình thực hiện công tác cán bộ.

- Chỉ đạo, tham mưu các khâu trong công tác cán bộ theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Quy định này đối với nhân sự không đủ điều kiện, tiêu chuẩn; không đúng nguyên tắc, quy định, quy trình, quy chế, quyết định.

- Trì hoãn, không thực hiện khi thấy bất lợi hoặc chọn thời điểm có lợi đối với nhân sự theo ý mình để thực hiện quy trình công tác cán bộ.

- Khi nhận được đơn, thư phản ánh, tố cáo hoặc biết nhân sự có hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ nhưng thỏa hiệp, dung túng, bao che không xử lý theo thẩm quyền, xử lý không đúng quy định hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.

- Xác nhận, chứng thực, nhận xét, đánh giá mang tính áp đặt, không đúng bản chất, không đúng sự thật hoặc làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ nhân sự, kết quả bầu cử, lấy phiếu giới thiệu, phiếu tín nhiệm, xét tuyển, thi tuyển nhằm có lợi cho nhân sự hoặc để đạt mục đích cá nhân.

- Cung cấp hoặc tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ cán bộ, đảng viên cho tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền, trách nhiệm, nhất là những thông tin, tài liệu, hồ sơ nhân sự đang trong quá trình thực hiện quy trình công tác cán bộ.

Như vậy, người dùng uy tín của bản thân để người khác bỏ phiếu bầu theo ý mình là hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong công tác cán bộ.

Hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong công tác cán bộ

Hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong công tác cán bộ (Hình từ Internet)

Có những biện pháp xử lý nào đối với cán bộ dùng uy tín của bản thân để người khác bỏ phiếu bầu theo ý mình?

Xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ theo quy định tại Điều 14 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 như sau:

Xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ
1. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm Quy định này thì cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định. Đồng thời, cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý sau:
a) Bị khiển trách thì sau thời hạn ít nhất 12 tháng kể từ ngày quyết định khiển trách có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
b) Bị cảnh cáo thì xem xét miễn nhiệm. Sau thời hạn ít nhất 30 tháng kể từ ngày quyết định miễn nhiệm có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
c) Bị cách chức thì sau thời hạn ít nhất 60 tháng kể từ ngày quyết định cách chức có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
d) Bị khai trừ ra khỏi Đảng thì đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét buộc thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ có kết luận vi phạm thì chuyển hồ sơ đến các cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định.

Theo quy định trên, trong công tác cán bộ, cán bộ dùng uy tín của bản thân để người khác bỏ phiếu bầu theo ý mình thì cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định. Đồng thời, cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý cụ thể trên.

Nếu hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong công tác cán bộ, cụ thể là dùng uy tín của bản thân để người khác bỏ phiếu bầu theo ý mình có kết luận vi phạm thì chuyển hồ sơ đến các cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định.

Người đứng đầu tổ chức đảng có trách nhiệm gì trong việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ?

Người đứng đầu tổ chức đảng có trách nhiệm trong việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ theo quy định tại Điều 8 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 như sau:

Thực hiện Điều 7 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 và các nội dung sau:

- Chỉ đạo chấp hành nghiêm nguyên tắc, quy định, quy trình, quy chế, quyết định về công tác cán bộ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công tâm, khách quan, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ; thực hiện nghiêm Khoản 5, Điều 6 Quy định này. Chỉ đạo kiểm tra, giám sát đối với cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị cấp dưới trong việc thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về công tác cán bộ.

- Gương mẫu trong xem xét, bố trí người có quan hệ gia đình, thân quen vào vị trí người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc; giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý khác.

- Chỉ đạo chuẩn bị hồ sơ nhân sự và cung cấp cho các thành viên có liên quan theo quy chế làm việc; triệu tập đúng thành phần khi họp bàn về công tác cán bộ; bố trí đủ thời gian; đảm bảo dân chủ trong thảo luận, ghi phiếu biểu quyết, phiếu giới thiệu, phiếu tín nhiệm đúng quy định.

- Bảo đảm yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, điều kiện, quy trình giới thiệu, đánh giá, hồ sơ nhân sự. Kết luận và báo cáo với cấp thẩm quyền đầy đủ, chính xác, trung thực, khách quan nội dung thảo luận, nhất là những vấn đề còn có ý kiến khác nhau; chịu trách nhiệm về kết luận của mình khi chủ trì hội nghị về công tác cán bộ.

- Người đứng đầu khi có thông báo nghỉ hưu, thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc đang bị xem xét kỷ luật, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo phải báo cáo và được sự đồng ý của thường trực cấp ủy cấp trên trực tiếp (hoặc cấp ủy cấp trên trực tiếp đối với những tổ chức đảng không có thường trực cấp ủy) trước khi thực hiện quy trình công tác cán bộ. Đối với người đứng đầu là cán bộ diện Trung ương quản lý phải báo cáo với Ban Tổ chức Trung ương.

Bầu cử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công dân có bắt buộc phải tham gia bầu cử không? Công dân không tham gia bầu cử có bị phạt không?
Pháp luật
Dùng uy tín của bản thân để người khác bỏ phiếu bầu theo ý mình là hành vi gì trong công tác cán bộ?
Pháp luật
Trong kỳ đại hội chi bộ thì Bí thư Đảng ủy mới được bầu cử có được phép ký ngay vào văn bản không? Đại hội chi bộ đảng được tổ chức mấy năm một lần theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu cử thì có được nhờ người khác viết và bỏ phiếu bầu hộ hay không?
Pháp luật
Sau hai lần bầu cử mà kết quả đều không trên 50% phiếu bầu đồng ý thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyết định cử Trưởng thôn lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được Trưởng thôn mới không?
Pháp luật
Ủy ban bầu cử ở các cấp có nhiệm vụ trình Hội đồng nhân dân khóa mới báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân hay không?
Pháp luật
Chậm nhất là bao nhiêu ngày trước ngày bầu cử thì có quyết định thành lập Ủy ban bầu cử ở tỉnh để thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh?
Pháp luật
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành bỏ phiếu kín hay bỏ phiếu công khai?
Pháp luật
Cuộc họp Hội đồng bầu cử quốc gia được tiến hành khi có ít nhất bao nhiêu số thành viên của Hội đồng bầu cử quốc gia tham dự?
Pháp luật
Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022: Nghiên cứu bỏ phiếu bầu cử của công dân Việt Nam ở nước ngoài, đổi mới cơ chế bầu cử?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bầu cử
395 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bầu cử
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào