Dựng rạp tổ chức sinh nhật dưới lòng đường có vi phạm quy định pháp luật? Sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Dựng rạp tổ chức sinh nhật dưới lòng đường có vi phạm quy định pháp luật?
Căn cứ theo Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.
Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định. Trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do UBND cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
Dẫn chiếu đến Điều 25b Nghị định 11/2010/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông
1. Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
2. Lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp dưới đây:
a) Điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời lòng đường không quá thời gian tổ chức hoạt động đó;
b) Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
3. Vị trí lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
a) Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị;
b) Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cho một chiều đi;
c) Lòng đường có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định thủ tục hành chính về cho phép sử dụng tạm thời lòng đường được quy định tại Điều này.
Theo đó, lòng đường chỉ được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp sau:
- Điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội;
- Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị.
Như vậy, ngoại trừ những trường hợp trên thì pháp luật không cho phép lấn chiếm lòng đường để dựng rạp sinh nhật.
Do đó, việc sử dụng lòng đường để dựng rạp tổ chức sinh nhật là vi phạm quy định của pháp luật.
Dựng rạp tổ chức sinh nhật dưới lòng đường có vi phạm quy định pháp luật? Sẽ bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Dựng rạp tổ chức sinh nhật dưới lòng đường sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
...
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này;
b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;
...
Như vậy, đối với hành vi sử dụng lòng đường để dựng rạp tổ chức sinh nhật thì sẽ bị xử phạt hành chính số tiền như sau:
- Đối với cá nhân: từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
- Đối với tổ chức: từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Đồng thời, buộc cá nhân, tổ chức phá dỡ rạp và khôi phục lại tình trạng ban đầu (điểm đ khoản 10 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm s khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi dựng rạp tổ chức sinh nhật dưới lòng đường không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11;
b) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 (trừ điểm a khoản 5), khoản 6 (trừ điểm đ khoản 6), khoản 7, điểm a khoản 8 Điều 12;
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi dựng rạp tổ chức sinh nhật dưới lòng đường trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn kể lại một lần em làm việc nhà được cha mẹ khen hay nhất? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học mới nhất là gì?
- 03 Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ mới nhất 2025 hàng tháng?
- Ngày 7 tháng 1 là ngày gì? Ngày 7 tháng 1 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 7 tháng 1 có phải lễ lớn?
- Giải quyết khiếu nại về cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động theo Nghị định 147 như thế nào?
- 03 loại sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô theo Nghị định 160/2024 ra sao? Điều kiện về cơ sở vật chất và kỹ thuật của sân tập lái thế nào?