Dự kiến kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào?
- Viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong đơn vị sự nghiệp công lập được đề xuất kéo dài tuổi nghỉ hưu gồm những ai?
- Dự kiến kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong đơn vị sự nghiệp công lập bao nhiêu năm?
- Điều kiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức là gì?
- Trình tự, thủ tục xem xét, kéo dài thời gian công tác đối với viên chức như thế nào?
- Chế độ, chính sách đối với viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn như thế nào?
Viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong đơn vị sự nghiệp công lập được đề xuất kéo dài tuổi nghỉ hưu gồm những ai?
Theo Điều 2 Dự thảo Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (Dự thảo 3) thì trường hợp viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong đơn vị sự nghiệp công lập được đề xuất kéo dài tuổi nghỉ hưu bao gồm các đối tượng sau đây:
- Viên chức có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư;
- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I có học vị Tiến sĩ hoặc chuyên khoa II;
- Viên chức làm việc trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù của ngành y tế: Giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần.
Dự kiến kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào?
Dự kiến kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong đơn vị sự nghiệp công lập bao nhiêu năm?
Theo Điều 3 Dự thảo Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (Dự thảo 3) thì việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức không quá 5 năm (60 tháng), tính từ thời điểm viên chức đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:
"Điều 4. Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
2. Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:
"
Đồng thời, Dự thảo Nghị định cũng quy định viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn, không giữ chức vụ quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ quản lý kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định kéo dài thời gian công tác kể từ khi đến thời điểm nghỉ hưu đối với viên chức. Trong thời gian thực hiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nếu viên chức có nguyện vọng nghỉ làm việc hoặc nghỉ hưu thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật.
Điều kiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức là gì?
Theo Điều 4 Dự thảo Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (Dự thảo 3) thì viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong đơn vị sự nghiệp công lập khi đủ tuổi nghỉ hưu được kéo dài thời gian làm việc để làm nhiệm vụ chuyên môn, không được giữ chức vụ quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ quản lý nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ sức khỏe, không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền và có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác;
- Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;
- Được cấp có thẩm quyền đồng ý và quyết định.
Trình tự, thủ tục xem xét, kéo dài thời gian công tác đối với viên chức như thế nào?
Cũng theo Điều 4 Dự thảo Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (Dự thảo 3) quy định về trình tự, thủ tục xem xét, kéo dài thời gian công tác đối với viên chức như sau:
- Hàng năm, đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ định hướng phát triển, tình hình nhân lực của tổ chức và yêu cầu của vị trí việc làm, thông báo chủ trương, nhu cầu kéo dài thời gian công tác;
- Viên chức đáp ứng các điều kiện quy định, có đơn đề nghị bằng văn bản được kéo dài thời gian công tác, gửi cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý quyết định kéo dài trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 06 tháng;
- Cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý xem xét, đánh giá các điều kiện của viên chức có nguyện vọng được kéo dài thời gian công tác để xem xét, quyết định;
- Quyết định kéo dài thời gian công tác của viên chức được gửi cho tổ chức, cá nhân có liên quan biết trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 03 tháng.
Chế độ, chính sách đối với viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn như thế nào?
Theo Điều 5 Dự thảo Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (Dự thảo 3) thì viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn được hưởng chế độ, chính sách như sau:
- Được xác định là viên chức nằm trong tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp được cấp có thẩm quyền giao.
- Được hưởng chế độ lương theo hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ và chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật.
*Chi tiết nội dung Dự thảo Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (Dự thảo 3): tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp tiểu học thế nào?
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?